Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Trẻ suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn như thế nào? - Trẻ suy dinh dưỡng thiếu nhiều vitamin, khóang chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy cha mẹ cần bổ sung những dưỡng chất này trong chế độ ăn của trẻ.

Triệu chứng bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
- Trẻ chậm tăng cân, đứng cân hoặc sút cân, gầy ốm, xanh xao, da nhăn nheo, hoặc sơ sinh nhỏ cân.
- Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bụng to dần (bụng cóc).
- Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn), ít vui chơi, kém linh hoạt, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.
che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong-1
Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ
- Bà mẹ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, phương pháp nuôi dưỡng gây suy dinh dưỡng trẻ em.
- Do chế độ dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng.
- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng của bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
-  Bà mẹ bị bệnh, hoặc bị thiếu dinh dưỡng trong lúc mang thai.
- Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa cần bổ sung các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong-2
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
 - Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm men tiêu hóa trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn.
- Với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III): Cho ăn nhiều bữa trong ngày; Tăng dần calo; Dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của bác sĩ.
Thực đơn tham khảo cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà
Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ từ 6 - 12 tháng: Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 - 4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên.
Trẻ 13 - 24 tháng: 6h: 150 - 200ml sữa cao năng lượng; 9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm); Gạo tẻ: 30g; Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả); Dầu: 10ml (2 thìa cà phê); Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê); 12h: Sữa: 200ml; 14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng;17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu.
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 - 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.
Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
TT

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -