Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tự kỷ ở trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tự kỷ ở trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Bệnh tư kỷ ở trẻ em: Biểu hiện và hướng điều trị hiệu quả - Tự kỷ là căn bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ. Việc điều trị căn bệnh này tốn mất rất nhiều thời gian và công sức.

Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tương tác xã hội: Trẻ không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, nét mặt thờ ơ vô cảm, chỉ tha thẩn chơi một mình, không thích khoe những thứ mình thích với mọi người. Trẻ chỉ biết đến nhu cầu của bản thân mà không quan tâm đến người xung quanh. Trong khi chơi đùa, trẻ không biết chơi tương tác, không biết luật của trò chơi, không biết chơi “giả vờ” mang tính xã hội.
Ngôn ngữ: Trẻ chậm nói, chỉ nói một số từ đơn điệu, không nói được câu dài hoàn chỉnh. Một số trẻ không nói được từ nào rõ ràng mà chỉ nói những từ, những âm vô nghĩa, người khác nghe không hiểu. Ngoài ra, một số trẻ còn nói lắp, nói định hình một vài câu từ hoặc nói nhại người khác. Trẻ không hiểu ý nghĩa của từ, của lời nói, thường không biết bắt đầu câu chuyện với người khác thế nào và cũng không biết duy trì cuộc nói chuyện.
bieu-hien-va-cach-dieu-tri-benh-tu-ky-o-tre-em
Hành vi: Trẻ có những hành vi định hình lặp lại vô nghĩa, nhiều khi làm rất lâu một cách thích thú với những việc như: giơ tay nhìn bàn tay, vỗ tay, vê hoặc xoắn vặn tay, quay tròn, lắc lư người, cười một mình… Trẻ thích chơi với một số đồ vật trong nhiều giờ. Trẻ không biết dùng đồ chơi theo đúng chức năng của nó. Một số trẻ có trí nhớ máy móc rất tốt, biết điều khiển tivi, đài, video rất thành thạo, do vậy một số cha mẹ lại cho rằng con mình “thông minh”.
Có trẻ thích ăn những món ăn nhất định, một số trẻ cảm thấy bứt rứt khó chịu nếu trật tự trong phòng bị thay đổi. Nhiều trẻ rất nhạy cảm với âm nhạc, thích nghe nhạc và nhún nhẩy theo, hoặc chăm chú theo dõi chương trình quảng cáo…
Trẻ tự kỷ có thể lực bình thường nhưng hay bối rối, lo lắng, bi quan. Tùy thuộc vào sự biểu hiện của các triệu chứng mà người ta phân loại tự kỷ làm các mức độ nhẹ, vừa và nặng. Khoảng 70 – 80% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ, 20 -25% trẻ bị động kinh kèm theo, số khác có thể tăng hoạt động, hung tính… Tỉ lệ mắc bệnh tự kỷ hiện nay là 4 – 10.000 trẻ em, trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái (gấp 3 – 4 lần), hiện nay ở Việt Nam có khoảng 160.000 trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Cách điều trị
Mỗi một trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, chính vì thế không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình.
bieu-hien-va-cach-dieu-tri-benh-tu-ky-o-tre-em-2
Phương pháp y học: Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn.
Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.
Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.
Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng.
TT

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Bệnh tự kỷ ở trẻ: Bác sĩ cũng bó tay?

Ngày nào cũng vậy vợ chồng bác sĩ Hà bận rộn ở bệnh viện đến tối mịt mới về nên giao toàn bộ việc chăm sóc con cho vú nuôi. Bé lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, chị Hà sinh nghi đưa đi khám thì tá hỏa vì con bị tự kỷ.Chị Hà là bác sĩ chuyên khoa nhi, chồng cũng là phó giám đốc một bệnh viện lớn tại TP HCM, nhưng trước căn bệnh của đứa con trai duy nhất, vợ chồng cũng đành bó tay. Mỗi lần nhìn bé Tùng đang ăn cơm bỗng dưng cười sặc sụa hay khóc thút thít, hoặc nửa đêm tỉnh dậy đập phá, rồi cào cấu khi mẹ đến bên vỗ về, chị Hà lại đau đớn nuốt nước mắt vào lòng.
“Mình chữa bệnh cho con người ta mà lại không chữa được cho con mình. Mất bao nhiêu tiền của cũng phải chịu, chỉ mong sao con trở lại như được như một đứa trẻ bình thường, biết ăn, biết nói là mừng rồi…”, người mẹ nói. Chị quyết định nghỉ việc ở bệnh viện để ở nhà toàn tâm chăm sóc quý tử.
Design by Hao Tran -