Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh dưỡng trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh dưỡng trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Béo phì ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả -Bệnh béo phì ở trẻ ngày càng phổ biến do trẻ ngày càng được ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng nhưng thiếu vận động.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Bật mí cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ cực kỳ hiệu quả - Bệnh tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, góp phần làm tử vong dễ xảy ra.

Sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ, trong đó phần lớn trẻ em bị bệnh tiêu chảy là mắc tiêu chảy cấp.
Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước.
Khi đó cơ thể sẽ yếu dần thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể mà hậu quả là các hoạt động của các cơ quan sẽ bị rối loạn.
Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ dễ đưa đến suy dinh dưỡng, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, góp phần làm tử vong dễ xảy ra. Tiếp theo, suy dinh dưỡng sẽ làm bệnh tiêu chảy khó điều trị và kiểm soát.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Trẻ bị tiêu chảy: Cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ăn nhiều canh, súp, nước cháo… là cách bổ sung dinh dưỡng trẻ em bị tiêu chảy.

Dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng trẻ em bị tiêu chảy:
- Khi bé đã bị tiêu chảy thì nên tránh làm tăng nhu động ruột bằng cách giảm ăn rau. Không cần phải kiêng dầu ăn trong thức ăn của trẻ.
- Không kiêng uống sữa: có thể chia nhỏ cữ sữa của bé thành nhiều lần, có thể thay sữa bằng yaourt, nếu bé tiêu chảy do dị ứng với đường lactose thì nên đổi sữa cho bé qua các lọai sữa đặc biệt không chứa lactose.


- Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
- Thức ăn cho trẻ ốm cần chế biến loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.
- Bổ sung nhiều nước cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị tiêu chảy.
- Canh, súp, nước cháo… chỉ để bù nước, không nên coi các loại đó là thức ăn vì chúng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng trẻ em cần thiết.
- Cần tránh cho ăn các thức ăn chứa nhiều nhiều đường, đồ uống có ga vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn chứa nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng và khó tiêu hóa như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu… Cần theo dõi trẻ cẩn thận như số lần đi ngoài để sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm khác và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
- Khi trẻ ốm phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ để trẻ ăn được nhiều.
Ngoài những lưu ý chung như trên, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn và giai đoạn ăn dặm bổ sung.
Nên cho bé ăn bù sau khi khỏi bệnh 2 tuần: tăng bữa ăn hay tăng béo trong bữa ăn của bé để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
TT

Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân vì do đâu?Các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn trẻ nhỏ hay ăn chóng lớn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp biếng ăn, không hứng thú chuyện ăn uống và hậu quả bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, phát sinh ra nhiều căn bệnh nan y. Bệnh biếng ăn ở trẻ nhỏ rất đa dạng và có nhiều nguyên nhân.

Đây là một trong những lí do phổ biến cho trẻ mất cảm giác ngon miệng. Khi mắc bệnh thường kèm theo sốt, sổ mũi, chóng mặt, khô miệng và nhiều triệu chứng khác, gay suy giảm năng lượng cơ thể. Nen đưa trẻ đi khám, tư vấn và dùng thuốc hợp lí theo khuyến cáo của bác sĩ.

Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ
Mắc bệnh táo bón
Nguyên nhân thứ hai gây bệnh biếng ăn giảm tính ngon miệng ở trẻ là do mắc bệnh táo bón, khiến trẻ lúc nào cũng đầy hơi, khó chịu. Khi mắc bệnh này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, tư vấn càng sớm càng tốt đểhạn chế những biến chứng kéo dài tạo ra những căn bệnh mang tính dây chuyền.
Ăn vặt quá nhiều
Trẻ nhò, nhấ là nhóm trẻ mới sinh nếu ăn vặt quá nhiều, đến bữa chính sẽ không chịu ăn, thậm chí còn nghiện các loại đồ ăn vặt nhiều đường, dễ ăn và lâu ngày thành nghiện, làm triệt tiêu tính ngon miệng, dẫn đến kém ăn các bữa chính.
Áp lực, căng thẳng
Đây là một trong những lí do phổ biến cho trẻ mất cảm giác ngon miệng. Khi mắc bệnh thường kèm theo sốt, sổ mũi, chóng mặt, khô miệng và nhiều triệu chứng khác.
Thông thường, khi bị áp lực căng thẳng cơ thể sẽ sản xuất ra các loại hooc môn bất lợi, làm trẻ ăn không thấy ngon miệng.
vi-sao-tre-bieng-an-2
Làm gì khi trẻ biếng ăn?
- Trước tiên các bậc cha mẹ cần kiên trì, bình tĩnh, tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Không áp dụng phương pháp ép buộc để trẻ ăn như bịt mũi, dọa đánh đập, thưởng phạt bằng tiền, vật chất…Khi trẻ ốm, nếu cần cho trẻ uống thuốc nên tránh cho thuốc vào thức ăn là trẻ sợ.
- Chế biến thức ăn hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ. Nên đổi bữa ăn, đa dạng hóa thực đơn giúp trẻ dễ ăn và cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết.
- Nên tẩy giun, bổ sung dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị đồng thời các loại bệnh mà trẻ đang mắc phải.
- Có thể sử dụng men vi sinh để tăng lượng lợi khuẩn thân thiện giúp trẻ tiêu hóa và ăn uống tốt.
- Hạn chế xem ti vi, sử dụng vi tính để giúp trẻ có cuộc sống tinh thần khoan khoái, khỏe về thể và cuối cùng giúp chúng dễ tiêu hóa thức ăn, ngon miệng hơn.
TT

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như sốt, yếu chi, co giật, hôn mê…



Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).[1] Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân - Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ:
Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt
Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.
Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
benh-chan-tay-mieng-o-tre-bieu-hien-va-cach-phong-tranh-2
Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.
Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).
Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).
Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng:
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường…
Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.
TT

Những món ăn dặm cực tốt cho sức khỏe của bạn - Trẻ trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi mà mẹ không đủ sữa cho con bú. Cách tốt nhất để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này là món ăn dặm.

Một số món ăn dặm tốt cho bé
Trong giai đoạn trẻ từ 4- 6 tháng tuổi, sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng nhất đối với trẻ. Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu sữa mẹ đầy đủ và chất lượng tốt thì các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tức là chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bước sang tháng thứ 7. Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn ăn cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi như sau:
1. Nước dưa hấu
Nguyên liệu:
Ruột dưa hấu 100g
Đường trắng 10g
Cách làm:
Cho ruột dưa hấu vào bát, dùng thìa dầm nát, lọc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng vào, khuấy đều là được.

2.Nước cam (quýt) tươi
Nguyên liệu:
Cam (quýt) tươi
Đường trắng, nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều.
3.Nước cà chua
Nguyên liệu:
Cà chua tươi
Đường trắng và nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được.
4.Nước rau dền
Nguyên liệu:
Rau dền 100g
Muối tinh một ít
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau dền, thái vụn.
Đặt nồi lên bếp, đun nước sôi, cho rau dền vào, thêm chút muối tinh, đun khoảng 5- 6 phút, bớt lửa om tiếp 10 phút, lọc bỏ xác rau và nước cặn là được.
5. Nước rau muống
Nguyên liệu:
Lá rau muống tươi non 100g
Muối tinh một ít.
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau muống, thái vụn.
Cho nước vào đun sôi, cho rau muống vào, thêm muối tinh đun 5 – 6 phút, tắt lửa, ninh thêm 10 phút, đổ nước ra là có thể uống.
6. Bột rau củ
Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.
7.Khoai tây, cà chua
mot-so-mon-an-dam-tot-cho-be-1
Nguyên liệu:
Khoai tây 100g
Cà chua 1 quả
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.
Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.
Những chú ý khi cho bé ăn dặm
Không cho trẻ ăn quá sớm
Nhiều bà mẹ vì muốn con mau lớn nên đã ép trẻ ăn dặm sớm khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Trẻ sẽ mắc chứng khó tiêu và dần dần sẽ sợ ăn, biếng ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này rất non yếu, chưa phát triển hoàn thiện, các enzyme tiêu hóa chưa được hình thành. Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá nhiều thì sẽ làm tăng gánh nặng của chức năng tiêu hóa. Những thức ăn này không được tiêu hóa sẽ bị lên men gây đầy hơi, táo bón, chán ăn và trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy.
Không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn
Cho con ăn dặm quá muộn cũng là một sai lầm. Có những trường hợp cha mẹ đợi đến khi trẻ được 8 đến 9 tháng mới cho con ăn dặm mà không biết rằng, trẻ đang lớn và cần tăng nhu cầu về dinh dưỡng, nặng lượng. Sữa lúc này không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất mà cơ thể cần.
Nếu lúc này không có thức ăn bổ sung, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu sức đề kháng và mắc nhiều loại bệnh như thiếu máu, còi xương. Hơn nữa, khi uống sữa quá lâu, trẻ sẽ không chịu cai sữa và mẹ lại bỏ qua mất thời điểm khiến bé có thể thử các loại thức ăn mới.
Cho con ăn dặm thừa chất
Mặc dù lúc này nhu cầu về chất trong cơ thể trẻ đã tăng lên, tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, bởi vậy việc gia tăng số lượng đồ ăn dặm một cách thái quá có thể khiến trẻ mắc chứng khó tiêu hoặc béo phì.
Vì vậy, khi cho con ăn dặm, các mẹ chỉ nên cho con ăn vừa đủ và nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Việc bổ sung chất nên theo nguyên tắc từ nhỏ đến lớn, từ mềm đến cứng, từ lỏng đến đặc…và tăng dần theo thời gian.
TT

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Mách mẹo cách cho con ăn trứng đúng cách cho các mẹ - Trứng gà là một trong những thực phẩm cần thiết cho việc phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ em.


Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Công dụng tuyệt vời của ngũ cốc với sức khỏe trẻ em - Ngũ cốc là một thực phẩm giàu chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp trẻ phòng chống nhiều bệnh như tiểu đường, béo phì…

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Trẻ suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn như thế nào? - Trẻ suy dinh dưỡng thiếu nhiều vitamin, khóang chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy cha mẹ cần bổ sung những dưỡng chất này trong chế độ ăn của trẻ.

Triệu chứng bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
- Trẻ chậm tăng cân, đứng cân hoặc sút cân, gầy ốm, xanh xao, da nhăn nheo, hoặc sơ sinh nhỏ cân.
- Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bụng to dần (bụng cóc).
- Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn), ít vui chơi, kém linh hoạt, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.
che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong-1
Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ
- Bà mẹ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, phương pháp nuôi dưỡng gây suy dinh dưỡng trẻ em.
- Do chế độ dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng.
- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng của bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
-  Bà mẹ bị bệnh, hoặc bị thiếu dinh dưỡng trong lúc mang thai.
- Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa cần bổ sung các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong-2
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
 - Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm men tiêu hóa trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn.
- Với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III): Cho ăn nhiều bữa trong ngày; Tăng dần calo; Dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của bác sĩ.
Thực đơn tham khảo cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà
Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ từ 6 - 12 tháng: Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 - 4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên.
Trẻ 13 - 24 tháng: 6h: 150 - 200ml sữa cao năng lượng; 9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm); Gạo tẻ: 30g; Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả); Dầu: 10ml (2 thìa cà phê); Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê); 12h: Sữa: 200ml; 14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng;17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu.
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 - 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.
Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
TT

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Những điều cha mẹ cần chú ý khi bé được một tuổi - Sự phát triển của bé 1 tuổi thông qua sự phát triển chiều cao, cân nặng và nhiều chỉ số khác.

Cân nặng
Bé tròn 12 tháng có cân nặng trung bình gấp 3 lần cân nặng lúc sinh. Nói cách khác với bé 1 tuổi, mỗi tháng tăng trung bình từ 200-300g là bình thường. Trong quá trình phát triển, nếu có một tháng bé không tăng cân thì các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng, vì ở lứa tuổi này tốc độ tăng cân thấp hơn lúc dưới 1 tuổi, có tháng bé tăng cân và có tháng bé không tăng cân là điều bình thường. Nhưng nếu liên tục 2, 3 tháng bé không tăng cân, trái lại còn sụt cân thì nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và tham vấn dinh dưỡng.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

DHA đóng vai trò quan trọng trong phát triển trí não của bé, muốn con thông minh hãy bổ sung DHA vào mỗi bữa ăn. Thực phẩm nào giàu DHA?

1. Sữa mẹ và sữa công thức
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em bằng thực phẩm giàu DHA

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng việc điều trị phải toàn diên, cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh những rối loạn kịp thời để nhanh chóng phục hồi sức khỏe trẻ em.

1. Điều trị suy dinh dưỡng bào thai

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Cẩn trọng với bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ - Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong 1 năm (trung bình từ 3-5 lần) do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, đồng thời cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của người mẹ (con ốm mẹ nghỉ).

Nguyên nhân
Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do căn nguyên virut, do đặc điểm phần lớn các loại virut có ái lực với đường hô hấp. Khả năng lây lan của virut dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virut cao và khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong một cộng đồng thành dịch và dễ bị nhiễm lại.
Những virut thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em gồm:virut hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm, virut á cúm, virut sởi, Adenovirus (còn gọi là virut hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus... Ở các nước đang phát triển như nước ta, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong NKHHCT ở trẻ em, đứng đầu là: Hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu, Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis...
Cẩn trọng với bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Những loại quả dưới đây sẽ tốt cho sức khỏe của bé và giúp bé không còn khó chịu vì một số bệnh lý như: mau khát, khô mũi, khô họng, ho...

1. Lê




Quả lê có vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm ho tiêu đờm. Lê có thể làm sinh tố, nước giải khát, món ăn… rất phù hợp với khẩu vị của trẻ.

2. Xoài


Quả xoài có màu sắc, hương thơm, vị xoài chua chua, ngọt ngọt rất dễ ăn nên trẻ thường thích ăn và ăn nhiều. Trong quả xoài có nhiều vitamin bổ dưỡng, tốt cho dạ dày và có tác dụng lợi tiểu.



Ảnh minh họa



3. Bưởi


Bưởi có vị chua, tính hàn, có tác dụng giảm trướng bụng, khó tiêu, long đờm, ngừng ho. Ngoài ra, bưởi còn chứa một hàm lượng phong phú vitamin C, rất có lợi cho trẻ mắc bệnh tim mạch và béo phì.


4. Táo


Không thể phủ nhận công hiệu của táo đối với sức khỏe của bé, đặc biệt là có lợi cho phổi, dạ dày và hệ tiêu hóa. Nếu trẻ tiêu hóa không tốt, có thể ép nước táo cho trẻ uống cũng rất có tác dụng. Người mệt mỏi ăn táo sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.



Ảnh minh họa

5. Lựu

Lựu có vị chua ngọt, tính ôn, có tác dụng giải khát và nhanh chóng làm giảm cảm giác khô miệng, khô họng và khát nước. Dược tính của lựu có thể giúp điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy mãn tính.




6. Nho

Nho rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho gan, thận, máu và các chất dịch trong cơ thể, đồng thời còn giúp lợi tiểu. Đặc biệt, sau khi được sấy khô, lượng sắt và đường có trong nho được gia tăng tương đối khiến nho khô trở thành món ăn vặt rất tốt cho trẻ em, phụ nữ và những người mắc bệnh thiếu máu.


Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

DHA đóng vai trò quan trọng trong phát triển trí não của bé, muốn con thông minh hãy bổ sung DHA vào mỗi bữa ăn. Thực phẩm nào giàu DHA?

Design by Hao Tran -