Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Phương pháp phòng ngừa tật cận thị cho trẻ em cực kỳ hiệu quả - Cận thị là căn bệnh ngày càng phổ biến ở lứa tuổi học trò. Cần phát hiện sớm căn bệnh này để điều trị kịp thời.

Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng và trở thành mỗi lo ngại của nhiều bậc cha mẹ. Theo các chuyên gia nhãn khoa bệnh cận thị học đường đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả bệnh hăm tã ở trẻ em - Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da gây khó chịu, ngứa ngáy và gây đau đớn cho trẻ nhỏ. Khi bị hăm tả trẻ thường bị đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.


Nguyên nhân gây hăm tã
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần "lưu trú" lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.


Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.

Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.

Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.

ham-ta-o-tre-nho-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2

Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.
Phòng tránh hăm tã ở trẻ
- Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là cho mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả là ban đêm.

-  Hãy vệ sinh, rửa sạch  kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ!

- Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót. Bằng cách này, cha mẹ có thể giúp bảo vệ da bé tránh bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Trên thị trường có một số loại thuốc mỡ dùng ngoài da như oxit kẽm trắng... tạo thành một lớp dày bên ngoài da của trẻ sẽ rất tốt trong việc bảo vệ làn da mỏng và nhạy cảm cho trẻ.

- Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng lẻo, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn. Nếu em bé của bạn mặc tã vải, không nên sử dụng thêm quần nilon hoặc miếng lót nilon gây bí hơi cho phần được quấn tã của trẻ.

- Khi thời tiết ấm áp, bạn có thể để bé chơi ở trong căn phòng thoáng mát và cùng với việc vệ sinh sạch sẽ, hãy tạm thời không đóng tã (bỉm) và ngừng bôi thuốc mỡ càng lâu càng tốt bởi khi tiếp xúc với không khí thoáng mát và sạch sẽ, tốc độ chữa hăm tã cho trẻ sẽ nhanh hơn rất nhiều.

- Các mẹ cũng hãy xem xét đến việc cho trẻ ngủ mà không dùng tã (bỉm), chỉ cần lót bên dưới mông trẻ một tấm vải chống thấm, bảo vệ cho chiếc đệm là được. Như vậy phần bên dưới của trẻ sẽ luôn được thông thoáng và việc chăm tã sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

TT

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tật nói lắp ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý - Nói lắp là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 2-4. Chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn có thể giúp trẻ điều trị được căn bệnh này.

Nói lắp là một sự lặp lại, kéo dài hoặc bị tắc nghẽn không tự nguyện của một người đang cố gắng nói một từ hay một phần của một từ. Với trẻ em bị tật nói lắp, chúng biết những gì mình muốn nói, nhưng không thể nói ra trơn tru dễ dàng.
Tật nói lắp thường xuất hiện khi trẻ lên 2-4 tuổi. Hầu hết bắt đầu trước khi trẻ 5 tuổi. Rất hiếm khi xảy ra lúc trẻ đã biết nói những cụm từ ngắn có ý nghĩa. Trong thực tế, trẻ nói lắp vẫn sử dụng được câu nói tuy mất thời gian. Trong đời sống, khoảng 5% trẻ có thể bị nói lắp chỉ trong vài tháng hoặc trong một khoảng thời gian dài hơn rồi tự khỏi. Và nói lắp (cà lăm) có xu hướng xảy ra trong gia đình. Phần nhiều (khoảng 80 %) trẻ em nói lắp sẽ tự khỏi.
giai-ma-hien-tuong-noi-lap-o-tre
Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, các yếu tố hay được nhắc đến là:
- Chấn thương ở trẻ sơ sinh: Một số người cho rằng việc dùng forceps khi sinh nở hoặc trẻ bị va đầu vào vật cứng có thể gây tổn thương vùng Broca trong não (vùng phân tích vận động của lời nói), dẫn đến nói lắp.
Do có bệnh: Có ý kiến cho rằng một bệnh nào đó của thai phụ có thể truyền cho con và gây tổn thương não thai nhi, trong đó có trung tâm ngôn ngữ. Hoặc trẻ nhỏ bị "tì vết" ở trung tâm này sau khi mắc bệnh ở não, màng não.
- Khủng hoảng tình cảm: Theo một số nhà khoa học, khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn một cú sốc, có thể khiến trẻ nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian sẽ trở thành thói quen.
Gần đây nhất, một nhóm nhà khoa học Đức đã chụp cộng hưởng từ não của 15 người bị tật nói lắp, so sánh 15 người nói bình thường và rút ra nhận xét: Ở người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não, cản trở lưu thông tín hiệu bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ.
Biểu hiện của nói lắp
Bạn cần chú ý khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau:
Phải rất cố gắng mới có thể phát âm được.
- Nói nhát gừng, dằn mạnh từng tiếng.
- Ngắt quãng rất lâu khi nói, phải dừng lại vài giây mới có thể nói tiếp những từ tiếp theo.
- Nói một âm tiết hoặc một từ nhiều lần (Ví dụ: mmmẹ…)
- Nhắc lại một phần của từ nhiều lần (Ví dụ: con con con con cá…)
- Dừng lại khi mới nói được nửa câu
Những biểu hiện này rất thường gặp ở trẻ. Bạn có thể nhận thấy bé của mình có một vài hoặc tất cả những biểu hiện trên khi tập nói.
giai-ma-hien-tuong-noi-lap-o-tre-2
Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?
- Kiên nhẫn lắng nghe con nói, không lên giọng dạy bảo trẻ nói thế nào. Cố gắng hiểu trẻ muốn nói gì khi trẻ đang bị cà lăm.
- Để cho con hoàn thành câu nói của nó, không làm con bị gián đoạn câu nói.
- Nhìn thẳng vào mắt con khi nó đang nói. Đừng giành nói trước câu nói hay suy nghĩ của con. Hãy để cho chính trẻ tự nói lên.
- Sau khi con đã nói xong, cha mẹ hãy lặp lại câu đó, với những từ như con đã nói. Ví dụ con nói: “Con thấy, thấy, thấy... con thỏ” thì cha mẹ cũng lặp lại: “Ừ, cha (mẹ) thấy con thỏ”.
- Chờ đợi con nói xong khi đó mới trả lời. Không bao giờ trả lời trước khi con chưa nói xong. Điều này giúp cho con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu.
Những thông tin bạn chưa biết về nói lắp
- Chưa có sự giải thích rõ ràng nào về nguyên nhân khiến trẻ nói lắp.
- Không có bằng chứng nào cho thấy, nói lắp là do di truyền.
- Nói lắp xuất hiện ở các bé trai cao gấp 4 lần các bé gái.
- Nói lắp là tình trạng xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới, mọi nền văn hoá và mọi nhóm dân cư.
TT

Trẻ bị ngạt mũi có dấu hiệu như thế nào? Tuy không phải là một bệnh nặng, nghiêm trọng nhưng ngạt tắc và chảy mũi lại thường lặp đi lặp lại nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của đứa trẻ, trẻ quấy khóc, ăn ngủ kém… .

Trẻ bị di ứng sữa: Dấu hiệu và cách phòng ngừa - Dị ứng sữa ở trẻ không được phát hiện kịp thời có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa ở trẻ em:
Nôn mửa
Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nhưng nôn trớ nhiều lần và nôn cả những khi chưa được bú mẹ thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng sữa.
Phát ban
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị phát ban da như eczema chẳng hạn. Dị ứng sữa cũng là một trong những nguyên nhân đó, đặc biệt là khi vết phát ban xảy ra đi kèm cùng với những triệu chứng khác.
Tiêu chảy
Tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tiêu chảy kéo dài  và trong phân có máu thì đó là đáu hiệu bị dị ứng sữa nghiêm trọng.

Trẻ xem tivi nhiều có nguy cơ ảnh hưởng tới trí não - Việc ngồi trước tivi quá nhiều giờ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ nhỏ ví dụ như sẽ làm giảm tính sáng tạo, hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ và nhiều tác hại khác.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bật mí cách tắm nắng cho bé cho cha mẹ cực kỳ hiệu quả - Ánh nắng mặt trời có thể giúp bé không bị còi xương và tăng cường sức đề kháng.

Khi mặt trời tiếp xúc với da, tia tử ngoại B (UVB) sẽ ra tạo ra vitamin D, một vitamin đóng vai trò quyết định trong việc phát triển xương trẻ em, nó còn giúp trẻ sơ sinh tránh tình trạng vàng da, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh truyền nhiễm.
Bé có thể tắm nắng vào thời điểm nào?
Ngay sau khi sinh khoảng 1 tuần, bạn nên cho bé được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Lúc đầu chỉ nên tắm nắng trong vòng vài phút, sau tăng dần, khi bé được 3 tháng trở lên có thể tắm nắng trong khoảng nửa giờ, chú ý tránh gió lộng. Nếu bé sinh vào mùa đông thì có một chút ánh nắng mặt trời cũng phải tận dụng.
Mach-cha-me-cach-tam-nang-cho-be
Nếu bé sinh vào mùa xuân và mùa thu nên bế bé ra ngoài nhà tắm nắng từ 9 - 11 giờ hoặc 15 - 17 giờ và chú ý mặc ít quần áo cho trẻ. Thoạt đầu, có thể cởi bỏ tã để trẻ tắm nắng tay, mặt và mông, sau đó tùy tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da thịt bé, thời gian tắm nắng cho bé mỗi lần chỉ từ 10 đến 15 phút dưới ánh nắng nhẹ.
Nếu là mùa hè nên cho trẻ tắm nắng lúc 6 giờ 30 đến 7 giờ 30, sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi cho bé và cho trẻ uống một chút nước bổ sung (chú ý: Khi tắm nắng nên cho trẻ đội mũ đừng để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, không cho bé tắm nắng quá lâu, quá 30 phút sẽ không tốt cho bé).
Một số lưu ý khi tắm nắng cho bé
- Không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt để tránh tia cực tím có hại cho mắt và não ở trẻ.
- Khi trẻ đang bị các bệnh cấp tính, bệnh nội tiết như basedow, eczema, hecpet, phải dùng kháng sinh nhóm Quinolon, nhất thiết không được tắm nắng.
Mach-cha-me-cach-tam-nang-cho-be
- Sau khi tắm, phải kịp thời lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung. Tiếp đến, cho bé nghỉ chừng 20 – 30 phút rồi tắm nước ấm cho bé.
- Nên mặc ít áo cho trẻ, để hở vùng da nhiều càng tốt.
- Mùa đông vẫn có thể tắm nắng cho trẻ nếu trời có nắng. Tuy nhiên, nên tránh những ngày thời tiết bất thường hoặc vào thời điểm giao mùa.
- Chọn nơi thoáng đãng, ít bụi bẩn, tiếng ồn, nhận được nhiều ánh nắng để tắm cho bé. Tuyệt đối tránh chỗ gió lùa, chỉ nên mở một cánh cửa hướng có nắng.
TT

Bệnh chảy máu cam ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị - Bệnh chảy máu cam thường chỉ xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân gây chảy máu có thể do trục trặc ở kết cấu mũi, ví dụ: cấu trúc dị thường hoặc sự phát triển không bình thường ở mũi.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Bệnh tư kỷ ở trẻ em: Biểu hiện và hướng điều trị hiệu quả - Tự kỷ là căn bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ. Việc điều trị căn bệnh này tốn mất rất nhiều thời gian và công sức.

Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tương tác xã hội: Trẻ không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, nét mặt thờ ơ vô cảm, chỉ tha thẩn chơi một mình, không thích khoe những thứ mình thích với mọi người. Trẻ chỉ biết đến nhu cầu của bản thân mà không quan tâm đến người xung quanh. Trong khi chơi đùa, trẻ không biết chơi tương tác, không biết luật của trò chơi, không biết chơi “giả vờ” mang tính xã hội.
Ngôn ngữ: Trẻ chậm nói, chỉ nói một số từ đơn điệu, không nói được câu dài hoàn chỉnh. Một số trẻ không nói được từ nào rõ ràng mà chỉ nói những từ, những âm vô nghĩa, người khác nghe không hiểu. Ngoài ra, một số trẻ còn nói lắp, nói định hình một vài câu từ hoặc nói nhại người khác. Trẻ không hiểu ý nghĩa của từ, của lời nói, thường không biết bắt đầu câu chuyện với người khác thế nào và cũng không biết duy trì cuộc nói chuyện.
bieu-hien-va-cach-dieu-tri-benh-tu-ky-o-tre-em
Hành vi: Trẻ có những hành vi định hình lặp lại vô nghĩa, nhiều khi làm rất lâu một cách thích thú với những việc như: giơ tay nhìn bàn tay, vỗ tay, vê hoặc xoắn vặn tay, quay tròn, lắc lư người, cười một mình… Trẻ thích chơi với một số đồ vật trong nhiều giờ. Trẻ không biết dùng đồ chơi theo đúng chức năng của nó. Một số trẻ có trí nhớ máy móc rất tốt, biết điều khiển tivi, đài, video rất thành thạo, do vậy một số cha mẹ lại cho rằng con mình “thông minh”.
Có trẻ thích ăn những món ăn nhất định, một số trẻ cảm thấy bứt rứt khó chịu nếu trật tự trong phòng bị thay đổi. Nhiều trẻ rất nhạy cảm với âm nhạc, thích nghe nhạc và nhún nhẩy theo, hoặc chăm chú theo dõi chương trình quảng cáo…
Trẻ tự kỷ có thể lực bình thường nhưng hay bối rối, lo lắng, bi quan. Tùy thuộc vào sự biểu hiện của các triệu chứng mà người ta phân loại tự kỷ làm các mức độ nhẹ, vừa và nặng. Khoảng 70 – 80% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ, 20 -25% trẻ bị động kinh kèm theo, số khác có thể tăng hoạt động, hung tính… Tỉ lệ mắc bệnh tự kỷ hiện nay là 4 – 10.000 trẻ em, trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái (gấp 3 – 4 lần), hiện nay ở Việt Nam có khoảng 160.000 trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Cách điều trị
Mỗi một trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, chính vì thế không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình.
bieu-hien-va-cach-dieu-tri-benh-tu-ky-o-tre-em-2
Phương pháp y học: Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn.
Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.
Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.
Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng.
TT

Trẻ bị thủy đậu: Cần có chế độ chăm sóc thế nào cho đúng cách?Bệnh thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu không được chữa trị và chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì sao con bạn bị thủy đậu?
- Các nhiễm virus được chuyển từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước thủy đậu bị phá vỡ và thông qua không khí.
- Thời kỳ lây nhiễm thủy đậu thường kéo dài từ khoảng 3 ngày trước khi thấy phát ban xuất hiện cho đến khi tất cả các mụn nước đã hình thành vảy.
- Thời kỳ ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh thủy đậu cho đến khi các mụn nước vỡ ra và các triệu chứng xuất hiện là từ 10 đến 20 ngày.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bệnh chân tay miệng  là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất.

Cẩn trọng với bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Thận trọng với bệnh viêm phế quản ở trẻ khi giao mùa - Thời tiết chuyển mùa khiến trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp trong đó có bệnh viêm phế quản.

Dấu hiệu

Bé thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ hoặc không. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế có rất nhiều bé mắc viêm phế quản mà không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ.
Bé có thể xuất hiện những cơn ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, bé thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, bé sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa…

Thận trọng với bệnh viêm phế quản ở trẻ khi giao mùa


Nguyên nhân
- Do thay đổi thời tiết; nhiễm trùng đường hô hấp.
- Do dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc…

Điều trị và phòng bệnh

Những trẻ có dấu hiệu sau cần được nhập viện sớm: có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi...; có yếu tố nguy cơ (như đã nêu trên).

Chăm sóc tại nhà: Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Cần đi tái khám đúng hẹn của bác sĩ.

Chăm sóc tại bệnh viện: Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện, các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin, bricanyl, salbutamol. Kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ. Cần cho trẻ dinh dưỡng đủ chất và cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh.
thoi tiet giao mua tre de mac viem phe quan

Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể bù lượng thiếu hụt. Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp thì phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát, không nên dùng steroid cho trẻ.

Muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh. Những trẻ bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh càng đặc biệt lưu ý.

TT

Chứng đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả - Đái dầm là một rối loạn thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sau này.


Nguyên nhân gây đái dầm
Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh đái dầm. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá.
- Không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu.
- Không kiểm soát được cơ bàng quang.
- Chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra ĐD.
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến ĐD. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên ĐD. Nhưng sự thực ĐD không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị ĐD hơn.
Cách đối phó bệnh đái dầm ở trẻ:
- Cha mẹ không nên mắng mỏ khi thấy trẻ đái dầm vì đây không phải là lỗi của trẻ. Trách mắng trẻ còn có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi mà trẻ tự chủ được và không đái dầm.
- Các biện pháp như giới hạn uống nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi tiểu trong đêm cũng rất tốt. Phương pháp dùng băng thấm và máy reo để trị đái dầm tức là máy sẽ reo khi tấm trải giường bị ướt, thành công trong một số trường hợp nhưng không nên áp dụng cho trẻ con dưới 7 tuổi.
- Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng ni - lông trên giường, tốt hơn là bắt trẻ đóng tã giấy. Nên để đèn đêm gần chỗ đi tiểu, để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu.
- Tập thói quen ngủ trưa cho trẻ để tránh về đêm ngủ quá say, không thể kịp nhận biết mót tiểu tiện. Trước khi đi ngủ, tiểu tiện cho hết nước tiểu ở bàng quang.
Một số món ăn, bài thuốc chữa đái dầm
• Long nhãn hoặc vải khô 5-10 quả mỗi ngày, ăn vào buổi sáng khi bụng đói. Dùng cho những trẻ sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.
nguyen nhan va cach dieu tri dai dam o tre
• Hẹ tươi 100 g thái đoạn, tôm tươi 200 g. Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên. Dùng cho bệnh nhân sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu mỏng.
• Ruột gà 2 bộ, ba kích thiên 12 g. Lấy màn khô bọc ba kích thiên lại, cho vào nồi ninh lấy nớc để nấu canh với ruột gà. Món này dùng cho trẻ sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong nhiều.
• Bàng quang lợn 100 g thái miếng nhỏ, bạch quả 5 g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài, phúc bồn tử 10 g. Dùng vải màn khô bọc lại, ninh lấy nước để nấu canh cùng bàng quang lợn, chữa đái dầm nước trong, nhiều.
• Kỷ tử 15 g ngâm mềm, thận lợn 1 quả, bổ rửa sạch, thái lát mỏng, dùng dầu ăn cùng xào cùng nhau. Dùng cho trẻ lưỡi đỏ, ít rêu, tiểu tiện ít, vàng.

Trẻ em thông minh khó mắc bệnh hơn? - Những đứa trẻ sáng dạ sẽ có sức khỏe tốt sau này, các nhà khoa học Mỹ khẳng định. Các em khó mắc những căn bệnh như tiểu đường, tim mạch và ung thư hơn so với trẻ có chỉ số thông minh (IQ) thấp.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Những nguy cơ trẻ bị di tật tim bẩm sinh - Dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em là tình trạng trẻ sinh ra  đã có bất thường trong cấu trúc tim. Hiểu rõ về những thông tin về dị tật tim bẩm sinh sẽ giúp cho các bậc phụ huynh nắm rõ về tình trạng của trẻ và những gì có thể mong đợi về bệnh tình của trẻ.

Một số khuyết tật tim bẩm sinh rất đơn giản và không cần điều trị, chẳng hạn như một lỗ hỏng giữa buồng tim. Một số dị tật phức tạp khác cần được phẫu thuật khi trẻ đạt độ tuổi nhất định.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v…

Bệnh nôn trớ ở trẻ

Khi trẻ nôn trớ, cha mẹ nên xem trẻ có những biểu hiện nào kèm theo không, ví dụ như sốt hay tiêu lỏng, ho, hay sổ mũi, phát ban v.v…
Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.
hien-tuong-non-tro-o-tre
- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.
- Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .
- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
- Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
- Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
Nôn do bệnh tật: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…
Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
Khi bé nôn nhiều cũng giống như đi tiêu lỏng , bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.
Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần thực hiện các biện pháp sau:
Lưu ý : tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy , đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản , gây sặc rất nguy hiểm. Đã từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngữa , chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái , không còn cứu chữa được.
Khi đã lưu ý tư thế, thì nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một .
Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Nếu bé không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.
Nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng và bé càng quấy khóc nhiều hơn.
Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Trường hợp trẻ bị sặc , đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ như hình vẽ. Dị vật , chất nôn sẽ được tống ra.
Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi nói đến bệnh lý về tiêu hóa, thường mọi người chỉ tập trung vào tiêu chảy, nhưng trên thực tế, táo bón (TB) cũng rất thường gặp ở trẻ và hay bị bỏ qua vì nghĩ bệnh không ảnh hưởng nhiều lắm tới sức khỏe. Tuy nhiên, TB có thể gây ra những hậu quả khó lường, mà điển hình là trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và thậm chí suy dinh dưỡng.


Cẩn trọng với bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ - Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong 1 năm (trung bình từ 3-5 lần) do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, đồng thời cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của người mẹ (con ốm mẹ nghỉ).

Nguyên nhân
Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do căn nguyên virut, do đặc điểm phần lớn các loại virut có ái lực với đường hô hấp. Khả năng lây lan của virut dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virut cao và khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong một cộng đồng thành dịch và dễ bị nhiễm lại.
Những virut thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em gồm:virut hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm, virut á cúm, virut sởi, Adenovirus (còn gọi là virut hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus... Ở các nước đang phát triển như nước ta, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong NKHHCT ở trẻ em, đứng đầu là: Hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu, Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis...
Cẩn trọng với bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Năm 2011, viêm phổi đã cướp đi 1,3 triệu mạng sống, là nguyên nhân dẫn đến gần 1/5 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, mỗi ngày có 11 trẻ dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi. Càng trẻ nghèo, nguy cơ chết vì viêm phổi càng cao.

Thông tin trên được Ông Jesper Moller, Phó Đại diện UNICEF Việt Nam cho biết hôm 12/11, nhân kỷ niệm Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi lần thứ tư diễn ra hàng năm.
Ông Jesper Moller đánh giá: “Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em ở Việt Nam. Gánh nặng lớn nhất trong phòng chống viêm phổi lại rơi vào những gia đình nghèo nhất, là những gia đình vốn đã có quá nhiều gánh nặng. Một đứa trẻ sống trong một gia đình nghèo có nguy cơ chết vì viêm phổi cao hơn rất nhiều so với những trẻ sống trong 20% những hộ gia đình giàu nhất”.

Cận thị: Căn bệnh hoành hành ở trẻ em hiện nay - Đã hai thế kỷ trôi qua kể từ khi Fuch có công trình đầu tiên nghiên cứu về cận thị trong đó những kết luận của ông vẫn còn nguyên giá trị cho tới bây giờ.

Cận thị: Căn bệnh hoành hành ở trẻ em hiện nay

Design by Hao Tran -