Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tăng cường thị lực cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả - Những phương pháp tự nhiên vừa giúp tăng thị lực cho bé vừa không gây phản ứng phụ.

1. Bảo vệ mắt con bằng kính mát
Kính mát có thể giúp bảo vệ đôi mắt và cải thiện thị lực cho trẻ. Thông thường, mặt trời phát ra các tia tử ngoại có thể khiến tầm nhìn của trẻ tiến triển theo chiều hướng xấu đi khi tiếp xúc trong quãng thời gian dài. Vì vậy, bố mẹ nên chọn mua cho con cặp kính mát tốt nhất và đảm bảo con sẽ đeo bất cứ khi nào đi ra ngoài vào ban ngày.
nhung-cach-tu-nhien-tang-cuong-thi-luc-cho-tre
Hơn nữa, khuyến khích con đeo kính mát sẽ bảo vệ được đôi mắt tránh khỏi những đợt gió mạnh, ngăn cản những hạt bụi nhỏ và các dị vật khác tác động xấu tới mắt của con.
2. Rửa mắt cho con sau khi thức giấc
Buổi sáng khi con thức dậy, ngoài việc đánh răng, rửa mặt, cha mẹ hãy khuyến con rửa mắt cẩn thận. Dùng khăn sạch hoặc gạc y tế thấm ướt rồi lau mắt theo chiều từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
Đối với mi mắt thì cha mẹ có thể hướng dẫn con tự vệ sinh bằng cách soi gương và dùng tăm bông sạch chà phần chân lông mi. Tuyệt đối tránh chà vào phần kết mạc màu hồng. Và hãy chắc chắn con của bạn không dùng nước nóng để rửa mắt.
3. Khuyến khích con ngủ sớm
Việc thức khuya vốn dĩ không tốt cho mắt. Cho nên cha mẹ phải tập cho con có thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ. Trong trường hợp con bạn có thói thức khuya, cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ uống một chén nước sau mỗi giờ, như vậy sẽ phần nào hạn chế tình trạng giảm thị lực ở trẻ.
4. Cố gắng duy trì đại tiện thường xuyên
Tình trạng táo bón kéo dài có thể làm thị lực của trẻ yếu đi. Do đó, cha mẹ nên cân bằng chế độ ăn uống cho trẻ và khuyến khích con uống nhiều nước để tránh táo bón. Cha mẹ cũng nên để ý đến chuyện đại tiện của con mỗi ngày phòng trường hợp trẻ mải chơi mà quên đại tiện.
nhung-cach-tu-nhien-tang-cuong-thi-luc-cho-tre-2
5. Không để mắt con quá căng thẳng
Nếu con của bạn lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào tivi, màn hình vi tính, sách hay chơi trò chơi điện tử… thì đồng nghĩa với việc trẻ đang phá hoại thị lực đôi mắt của mình. Thực tế tất cả những hoạt động này không cho mắt có thời gian thư giãn.
Cũng giống như tất cả bộ phận cơ thể, mắt cũng phải gánh những căng thẳng nhất định cho nên cũng cần phải được nghỉ ngơi. Nếu con bạn dồn quá nhiều áp lực lên đôi mắt trong thời gian dài sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về mắt như cận thị, chứng viễn thị hoặc chứng loạn thị.
Vì vậy, để cải thiện thị lực cho con, cha mẹ hãy khuyến khích con chọn hoạt động ngoài trời thay vì ngồi hàng tiếng đồng hồ ở phía trước máy tính xách tay hay tivi.
6. Giải độc gan và đại tràng cho con
Nếu gan của con tồn tại quá nhiều độc tố, sẽ kéo theo thị lực bị giảm sút. Bên cạnh đó, lối sống hiện đại làm cho điều đó trở nên tồi tệ hơn khi trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Vì vậy, cha mẹ hãy giải độc gan và đại tràng cho con, thay thế các loại thức ăn nhanh bằng trái cây tươi và rau quả tươi.
Một số thực phẩm tốt cho mắt của trẻ:
Cam
Các loại rau và trái cây giàu vitamin C như cam, đào, dâu, ớt chuông đỏ có tác dụng hỗ trợ các mạch máu trong mắt và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
nhung-cach-tu-nhien-tang-cuong-thi-luc-cho-tre-3
Lạc
Lạc rất giàu vitamin E, giúp bảo vệ đôi mắt khỏi những tổn thương do các gốc tự do. Vitamin E còn làm chậm quá trình phát triển của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Ngoài lạc, quả hạnh, hạt hướng dương, hạt phỉ cũng rất giàu vitamin E.
Đậu đỏ
Đậu đỏ chứa nhiều kẽm, giúp hấp thụ vitamin A từ gan lên võng mạc để kích thích khu vực này sản sinh nhiều melanin hơn, giúp bảo vệ mắt. Ngoài ra, một lượng sắt vừa đủ còn giúp tăng thị lực ban đêm và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Có thể thay thế đậu đỏ bằng hàu, thịt bò, hải sản, thịt gia cầm và hạt bí đỏ.
Cà chua
Cà chua có chứa hai chất dinh dưỡng rất tốt cho mắt – lycopene và lutein. Lycopene là chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ mắt khỏi tổn hại từ ánh nắng.
Súp lơ
Hợp chất sulphoraphane trong súp lơ và mầm hạt súp lơ xanh có tác dụng bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của gốc tự do.
Trứng
Trứng giàu cysteine và sulphur – hai thành phần cấu thành chất chống oxy hóa glutathione. Điều này có thể giải thích lý do tại sao hợp chất chứa sulphur có tác dụng chống lại quá trình đục thủy tinh thể. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn chứa lutein. Chế độ ăn giàu lutein làm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng vì tuổi tác.
TT

Phương pháp trị rôm sảy trong mùa hè hiệu quả cho bé - Vào mùa hè, thời tiết nóng nực khiến trẻ em dễ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh rôm sẩy.

Tại sao có rôm sảy?
Rôm sảy thực ra là hiện tượng viêm da. Trời nóng, các mao mạch trên da giãn nở nên vi khuẩn dễ xâm nhập hơn, gây viêm da. Và khi trời nóng, da trẻ tiết nhiều mồ hôi, nếu da không sạch thì đây là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn, do mồ hôi quện với chất bẩn làm bít tắc lỗ chân lông. Mồ hôi thoát không hết cũng ứ đọng trong các ống bài tiết, gây bít tắc khi có chất bã hay bụi bẩn.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Xử lý tuyến lệ ở trẻ - Tắc lệ đạo là một dị dạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh đòi hỏi phải xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nhiễm trùng. Xử lý tắc lệ đạo là một tiểu phẫu rất đơn giản và phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc.

 Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hố lệ đến khe mũi dưới. Nước mắt vào lệ đạo qua điểm lệ, chảy trong lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi và chảy vào vùng mũi họng qua khe mũi dưới. Tắc lệ đạo bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh (nhất là trẻ thiếu tháng). Khi bị tắc lệ đạo, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt nhiều, đôi khi kèm theo mủ và nhầy. Nếu để lâu không điều trị sẽ gây đau nhức, viêm nhiễm tái đi tái lại rất nguy hiểm.

Nuôi dạy trẻ và những điều nên tránh - Dạy trẻ thơ là một điều vô cùng khó khăn, một câu nói hay hành động vô tình của bạn có thể khiến trẻ bị tổn thương cả đời. Dạy con sai lầm có thể làm trẻ trự ti và có thái độ chống đối lại cha mẹ. Các bậc cha mẹ hãy tuyệt đối nên tránh các sai lầm sau khi dạy con.

1. Không giữ được bình tĩnh

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Những trẻ chập chững biết đi sử dụng núm vú giả lâu ngày có nguy cơ chậm nói cao gấp 3 lần nhóm trẻ không dùng món đồ này. Trẻ mút ngón tay cũng có nguy cơ tương tự, một nghiên cứu vừa tiết lộ.


Mặc đầu công trình còn ở mức sơ bộ, song nhóm khoa học khẳng định ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các bậc cha mẹ nhét núm vú giả cho con thực chất đã “mua” hòa bình và sự yên tĩnh bằng cái giá là sự phát triển của con họ.
Nhóm khoa học Mỹ và Chile đã tìm hiểu tiền sử mút ngón tay, bú sữa mẹ và sử dụng núm vú giả ở 128 em bé tuổi từ 3 đến 5. Họ cũng sử dụng một bài test ngôn ngữ để kiểm tra xem khả năng nói của các em có bình thường ở lứa tuổi đó hay không.
Tiến sĩ Clarita Barbosa, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington, phát hiện những em mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả ít nhất 3 năm, thì có nguy cơ trục trặc ngôn ngữ cao gấp ba lần.
Nhưng những em được bú mẹ cho đến ít nhất 9 tháng tuổi – và nhờ đó mà không bú bình – thì có tỷ lệ chậm nói ít hơn hẳn.
“Nghiên cứu cho thấy việc mút tay hoặc ngậm núm vú giả kéo dài có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ”, tiến sĩ Barbosa nói. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng cần có thêm nghiên cứu quy mô lớn về vấn đề này.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Mọi người đang bàng hoàng với thông tin bé Hảo ở Bình Phước bị “mẹ” hành hạ gây thương tích nghiêm trọng. Có một hay còn nhiều em như thế? Chúng tôi tin rằng còn rất nhiều. Vậy làm sao phát hiện sớm để giúp các em tránh khỏi sự lạm dụng?

Trong y khoa có hẳn một chương dành cho nhân viên chăm sóc sức khỏe cách phát hiện một đứa trẻ bị lạm dụng về mặt thể xác cũng như tinh thần. Các dấu hiệu có thể biểu hiện từ việc trẻ bị bỏ rơi không được chăm sóc đầy đủ đến việc trẻ bị lạm dụng thật sự. Những dấu hiệu sau đây giúp mọi người có thể nghi ngờ một đứa trẻ bị bỏ rơi hay bị người lớn lạm dụng. Người lớn ở đây có thể là cha mẹ, thầy cô, nhân viên chăm sóc hay những người thân xung quanh…
Một đứa trẻ không được chăm sóc tốt nếu có dấu hiệu sau: mất nước, trẻ không phát triển, trẻ có các vết thương không lành, quần áo không đủ, nhiễm trùng vết thương, chấn thương do té ngã, dinh dưỡng kém, bệnh lý răng miệng, vệ sinh thân thể kém, nổi dị ứng nặng do tã lót.
Trẻ bị lạm dụng khi có các dấu hiệu sau:
- Chảy máu ở các lỗ tự nhiên của cơ thể như miệng, hậu môn, mũi… Trẻ bị các hình phạt nặng nề không thích hợp (đánh đập…). Trẻ bị dùng các từ ngữ xúc phạm để la mắng hay xem thường.
- Trẻ cực kỳ sợ hãi hay lo âu. Tổn thương bộ phận sinh dục. Chấn thương đầu hay mất mảng tóc do bị kéo giật. Nhiều chấn thương hay gãy nhiều xương mà các chấn thương hay gãy xương này đang ở nhiều thời kỳ lành khác nhau (chứng tỏ bị chấn thương nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau). Chấn thương tái phát.
- Các hành vi tính dục phát triển quá sớm. Mang thai ở trẻ gái hay ở những trẻ chậm phát triển tâm thần hay thể chất. Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Các tổn thương trầy xước, bỏng, bị cắn, gãy răng… không giải thích được.Trong ngôn ngữ của trẻ biểu hiện tình trạng trẻ bị cắn, bị tát, bị đá hay bị lạm dụng tình dục.
Các dấu hiệu phụ: Trẻ có hành vi lạm dụng đối với các trẻ nhỏ hơn và vật nuôi. Hành động hay ngôn ngữ phản kháng với người lớn. Thờ ơ. Trẻ bám sát theo nhân viên chăm sóc sức khỏe. Trầm cảm hay thay đổi tâm lý. Không chơi với trẻ khác. Không tin tưởng người khác. Đau đầu, đau dạ dày hay có vấn đề về ăn uống, ngủ. Hành vi trốn chạy. Từ chối xã hội. Học hành tự nhiên giảm sút hay khó khăn, hay gây gổ đánh nhau với các bạn.
Những người xung quanh khi thấy trẻ có những dấu hiệu này xin tìm hiểu nguyên nhân và để ý đến trẻ.

Khi nạn nhân bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường. Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.

Cách xử trí dị vật đường thở khác nhau ở từng độ tuổi
Việc xử trí dị vật đường thở phải thực hiện thật khẩn trương nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng, do vậy lập tức thực hiện các biện pháp vỗ lưng, ép ngực hay ép bụng tùy độ tuổi.
Biện  pháp vỗ lưng và ép ngực: Áp dụng đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.
 Biện pháp vỗ lưng và ép bụng cấp cứu dị vật đường thở.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng:
Áp dụng đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi.

Dị vật đường thở là một tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2 – 4 tuổi. Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai thì có đến 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở hay gặp nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì, hạt chôm chôm, hạt nhãn, mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc… Đối với người lớn, dị vật đường thở xảy ra do ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở. Ngoài ra cũng có thể do tai nạn làm cho máu, chất dịch, răng, bùn, đất rơi vào đường thở… Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị bất tỉnh, ngừng tim và dẫn đến tử vong.
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng: Áp dụng đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn.
Biện pháp vỗ lưng: Cho nạn nhân đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của nạn nhân. Nếu dị vật chưa được tống ra ngoài thì dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng như trên.
Nếu chính bạn bị hóc: Đặt một nắm tay lên trên rốn. Xòe tay kia nắm lấy nắm đấm của tay bên này và cúi người qua một bề mặt cứng – như mặt quầy hàng hoặc ghế. Thúc nắm đấm theo hướng vào trong và lên trên.
Nếu người bị hóc dị vật đã bất tỉnh, hãy đặt người bệnh nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi người bị nạn. Đặt gót lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất rồi ấn mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại 6 – 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Chú ý: Khi bị dị vật chui vào đường thở không nên cố gắng dùng mẹo, dùng tay để móc ra hoặc vuốt xuôi khi trẻ hóc vì có thể làm dị vật chui sâu vào đường thở khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, sau khi làm mọi thao tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Với việc quá tải trong các hoạt động cần đến thị giác gần, như học tập, giải trí, máy tính… tật khúc xạ nói chung và đặc biệt là cận thị đã gia tăng mạnh mẽ, nhất là ở các trường ở khu vực đô thị.

Bệnh của thành thị
Tại hội thảo quốc gia về công tác chăm sóc mắt học sinh (HS) trong hệ thống trường học do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng qua 18-12, bác sĩ Nguyễn Chí Dũng, Bệnh viện Mắt T.Ư, đã đưa ra con số khiến nhiều người lo ngại: ước tính có khoảng hơn 2,8 triệu HS từ 6-15 tuổi mắc bệnh về mắt cần đeo kính!
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Minh, Viện Khoa học giáo dục (KHGD), cho biết: Theo kết quả một cuộc điều tra về tình hình mắc tật khúc xạ (cận, viễn và loạn thị) của HS phổ thông tại 3 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Hà Tĩnh và Hải Phòng do Viện tiến hành thì có tới 26,14% HS mắc các bệnh về mắt. Trong đó, tỷ lệ cận thị chiếm 79,53%.
Theo ông Minh, HS ở khu vực thành phố bị tật khúc xạ chiếm 26,94%, trong khi đó vùng nông thôn tỷ lệ này chỉ là 14,44%. Tổng hợp điều tra về tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị) của HS phổ thông thì tỷ lệ mắc tật tương đối cao ở các thành phố lớn: Hà Nội là 24%, TP.HCM 40% và Hải Phòng lên tới 60%.
Đồng tình với nhận định này, ông Trần Thế Hưng, Trưởng trung tâm khúc xạ (Bệnh viện Mắt Sài Gòn) cho rằng: mặc dù chế dộ dinh dưỡng tốt hơn nhưng với việc quá tải trong các hoạt động cần đến thị giác gần như học tập, làm việc, giải trí, máy tính…  nên tật khúc xạ nói chung và đặc biệt là tật cận thị gia tăng mạnh mẽ, nhất là ở các trường ở khu vực đô thị, HS cấp THCS và THPT, HS ở trường chuyên lớp chọn.
Chưa được chăm sóc mắt đúng cách
Ông Minh nói: có một điều đáng lo ngại là phần lớn HS chưa được khám mắt định kỳ. Đa số HS chỉ được khám mắt tại trường và do cán bộ phụ trách y tế học đường (là giáo viên kiêm nhiệm) kiểm tra. Trong khi đó, kiểm tra hệ thống y tế của 36 trường học cho thấy chỉ có duy nhất 1 trường có pano quảng cáo việc bảo vệ mắt và không trường nào có bảng đo thị lực cho HS. “Tôi không hiểu vậy các trường khám mắt cho HS bằng cách nào mà vẫn báo cáo là có khám”, ông Minh bức xúc cho biết.
Thực tế cho thấy hoạt động tuyên truyền về chăm sóc bảo vệ mắt trong trường học chưa được quan tâm đúng mức. Có tới 63,2% giáo viên được hỏi cho biết chưa hề dạy cho HS về nội dung này; 85,4% ý kiến giáo viên cho biết trong trường học không hề tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống tật khúc xạ. Trong khi đó, số HS khám chữa bệnh tại bệnh viện theo bảo hiểm y tế rất ít và hệ thống bảo hiểm này chưa tiến hành bất cứ hoạt động nào trong trường học về phòng chống bệnh mắt nói chung và tật khúc xạ nói riêng. Thực tế trên đã dẫn tới tình trạng đa phần HS không biết mình bị tật khúc xạ. Tỷ lệ này ở TP.HCM là 80%, Đà Nẵng là 50%, Bắc Ninh là hơn 80%…
“Cận thị nặng có thể gây biến chứng bong võng mạc, dẫn đến mù lòa,  còn một số loại tật khúc xạ khác (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác dẫn đến mù một mắt”
Bác sĩ Nguyễn Chí Dũng, Bệnh viện Mắt T.Ư
Ông Trần Thế Hưng cho rằng, điều đáng lo ngại là tuy số HS bị tật khúc xạ cao nhưng chỉ có hơn 60% trong số đó đeo kính. Đặc biệt, nhiều trường hợp HS đeo kính không đúng và không đủ độ, điều này càng làm cho mắt nhìn mờ và tăng độ nhanh. Nhiều em hai mắt chênh nhau lên tới 4, thậm chí có trường hợp trên 10 đi-ốp. Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Đức Minh chia sẻ thêm: khảo sát cho thấy, sở dĩ nhiều HS cần kính trợ thị nhưng không sử dụng vì lý do là “vướng” hay “không đẹp”. Mặt khác, một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua kính cho con em mình.
Bác sĩ Nguyễn Chí Dũng cảnh báo: Cận thị nặng có thể gây biến chứng bong võng mạc, dẫn đến mù lòa, còn một số loại tật khúc xạ khác (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác dẫn đến mù một mắt. Chính vì vậy, lý tưởng nhất là tất cả trẻ em cần được khám sàng lọc tật khúc xạ 1 lần trước khi đi học (6 tuổi) và mỗi năm 1 lần vào các năm học ở cấp tiểu học và THCS.
Cũng theo bác sĩ Dũng, để phòng mắc tật khúc xạ HS không đọc sách, ngồi máy tính, xem ti vi liên tục quá lâu, quá nhiều. Sau 1 giờ đọc sách hoặc làm việc với máy tính cần nghỉ ngơi 5-10 phút, xoa nhẹ lên mắt nhiều lần; cần đảm bảo đủ ánh sáng khi học và ánh sáng trên lớp học…
Bác sĩ Dũng còn lưu ý: phương pháp chỉnh tật khúc xạ mà phổ biến người bệnh lựa chọn hiện nay là dùng laser, tuy nhiên cần lưu ý nhược điểm của nó là sẽ làm thay đổi cấu trúc của mắt, mắt sau khi mổ bằng laser vẫn là mắt cận nên vẫn có thể có những biến chứng của cận thị, một số trường hợp sau khi mổ vẫn phải đeo kính mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Thời tiết thay đổi, môi trường nhiều bụi bặm ô nhiễm khiến trẻ em dễ mắc bệnh, nhất là những trẻ nhỏ. Người lớn cần theo dõi, chăm sóc trẻ tốt để bệnh tật không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ dễ sổ mũi, viêm họng
Khi thời tiết thay đổi, dễ làm một số bệnh gia tăng. Trong những ngày qua, tiết trời trở lạnh, dễ khiến trẻ mắc các bệnh ở đường hô hấp như: ho, sổ mũi, viêm mũi, viêm họng, viêm amidal, viêm phế quan, viêm phổi… Theo bác sĩ Lê Kim Huệ (Trung tâm Dinh dưỡng, TP.HCM) trình bày trong một buổi truyền thông mới đây thì nguyên nhân gây bệnh ở trẻ thường là do nhiễm siêu vi – có nhiều trong không khí, hoặc lây lan trực tiếp từ người sang người. Trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp thường có những biểu hiện như: hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, ho, họng đỏ. Trẻ dưới 1 tuổi thường hay quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn…
Nếu do nhiễm siêu vi, thì các triệu chứng trên sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau vài ngày. Nhưng, đồng thời bệnh có thể diễn biến nặng nề hơn bởi bội nhiễm dẫn đến trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi.
Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ lạnh sẽ dễ gây dị ứng ở trẻ. Biểu hiện của dị ứng là: nổi mẩn đỏ, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể khiến trẻ bị khò khè, khó thở. Thường thì các biểu hiện trên sẽ giảm dần sau vài ngày rồi hết hẳn. Nhưng nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Môi trường khô, bụi bặm ô nhiễm dễ làm thức ăn hàng quán nhiễm vi sinh, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nếu việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh…
Chăm sóc, xử trí thế nào?
Đối với bệnh ở đường hô hấp, người nhà cần theo dõi nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như: sốt cao liên tục, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, khò khè… cần đưa trẻ đến đi khám bệnh ngay, để được chữa trị kịp thời. Còn việc chăm sóc cần chú ý: khi trẻ chảy nước mũi cần làm sạch bằng khăn giấy loại mềm để thấm. Nếu nước mũi đặc có thể dùng nước muối sinh lý (có bán sẵn ở nhà thuốc) để nhỏ mũi, rồi hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi, hoặc hút mũi… Khi trẻ sốt, lau mát cho trẻ bằng nước ấm, nếu dùng thuốc hạ sốt cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn, cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây tươi để tránh bị mất nước, cho trẻ bú, ăn uống bình thường (nên cho trẻ dùng thức ăn lỏng, nấu mềm lúc trẻ sốt, cảm)…
Với trẻ bị tiêu chảy, không được tự sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Bù nước cho trẻ bằng: nước muối đường (gồm 1 muỗng cà phê muối, 8 muỗng cà phê đường pha với 1 lít nước chín); hoặc bằng dung dịch Oresol (1 gói Oresol pha với 1 lít nước chín. Khi đã pha chỉ dùng trong ngày, dùng không hết thì bỏ đi. Cho trẻ uống từng ít một sau mỗi lần đi tiêu). Khi trẻ ói mửa nhiều, sốt, lừ đừ… cần đưa đi khám ngay. Với trẻ bị dị ứng, cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên môn để được tư vấn điều trị, phòng ngừa…

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Cho con ăn gì? Thời gian thế nào? để con béo khỏe luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều bà mẹ.  Nuôi con béo khỏe không hề khó, các bậc cha mẹ hãy trang bị các nguyên tắc vàng sau đây nhé!

1. Giai đoạn trẻ sơ sinh

Lớp học mầm non, cột mốc lớn nhất trong thời thơ ấu của trẻ. Thời gian này bé bắt đầu phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm và giao tiếp xã hội và là quảng thời gian bé hoàn thiện bản thân. Để mỗi ngày đến trường với trẻ đều là mỗi ngày vui, các mẹ hãy bỏ túi những bí quyết sau:

1. Giúp bé tập đọc và tập viết

Khi trẻ mọc răng trẻ có thể bị sốt, tiêu chảy…trẻ sẽ rất đau và quấy khóc. Vậy, làm cách nào để giảm sự đau đớn cho bé?

1. Nhận biết dấu hiệu bé sốt mọc răng

Tivi, sách báo, học tập căng thẳng…có thể khiến trẻ đã bị cận thị tăng độ. Trẻ sẽ rất khó chịu khi đeo những cặp kính dày đặc và bị hàn toàn vào kính. Vậy, các mẹ đã biết cách kiểm soát không cho trẻ cận thị bi tăng độ chưa?

1. Tập những thói quen tốt cho mắt. 
Design by Hao Tran -