Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tiêu chảy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tiêu chảy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Bật mí cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ cực kỳ hiệu quả - Bệnh tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, góp phần làm tử vong dễ xảy ra.

Sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ, trong đó phần lớn trẻ em bị bệnh tiêu chảy là mắc tiêu chảy cấp.
Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước.
Khi đó cơ thể sẽ yếu dần thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể mà hậu quả là các hoạt động của các cơ quan sẽ bị rối loạn.
Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ dễ đưa đến suy dinh dưỡng, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, góp phần làm tử vong dễ xảy ra. Tiếp theo, suy dinh dưỡng sẽ làm bệnh tiêu chảy khó điều trị và kiểm soát.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Trẻ bị tiêu chảy: Cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ăn nhiều canh, súp, nước cháo… là cách bổ sung dinh dưỡng trẻ em bị tiêu chảy.

Dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng trẻ em bị tiêu chảy:
- Khi bé đã bị tiêu chảy thì nên tránh làm tăng nhu động ruột bằng cách giảm ăn rau. Không cần phải kiêng dầu ăn trong thức ăn của trẻ.
- Không kiêng uống sữa: có thể chia nhỏ cữ sữa của bé thành nhiều lần, có thể thay sữa bằng yaourt, nếu bé tiêu chảy do dị ứng với đường lactose thì nên đổi sữa cho bé qua các lọai sữa đặc biệt không chứa lactose.


- Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
- Thức ăn cho trẻ ốm cần chế biến loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.
- Bổ sung nhiều nước cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị tiêu chảy.
- Canh, súp, nước cháo… chỉ để bù nước, không nên coi các loại đó là thức ăn vì chúng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng trẻ em cần thiết.
- Cần tránh cho ăn các thức ăn chứa nhiều nhiều đường, đồ uống có ga vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn chứa nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng và khó tiêu hóa như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu… Cần theo dõi trẻ cẩn thận như số lần đi ngoài để sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm khác và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
- Khi trẻ ốm phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ để trẻ ăn được nhiều.
Ngoài những lưu ý chung như trên, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn và giai đoạn ăn dặm bổ sung.
Nên cho bé ăn bù sau khi khỏi bệnh 2 tuần: tăng bữa ăn hay tăng béo trong bữa ăn của bé để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
TT

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Dấu hiệu nhận biết những căn bệnh thường gặp ở trẻ - Tiêu chảy, sốt, phát ban, ho, đầy hơi là những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những loại bệnh dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể kể đến như bị nhiễm trùng đường ruột, không thích nghi với một loại thức ăn nào đó hoặc do uống nước ép trái cây quá nhiều. Từ lúc trẻ bị tiêu chảy cho tới lúc bệnh ngừng, hãy giữu con ở nhà và cho bé uống nhiều nước, tránh cho trẻ ăn các sản phẩm từ sữa, đồ ăn hàm lượng chất xơ cao, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Với các bé dưới 6 tháng tuoir, trong vòng 24 giờ mà bệnh tình không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm dấu hiệu sốt cao, nôn mửa, đi ngoài ra mãu đỏ hoặc đen, đau bụng thì nên nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện gần nhất.

Sốt
Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nên em bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt. Bạn quan sát xem liệu em bé có bị đau tai, ho, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy hay không.Cho bé uống nhiều nước, ở nên có không khí trong lành, mặc quần áo rộng, thoáng mát. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn xem loại thuốc giảm sốt nào phù hợp nhất với bé lúc này.
Phát ban
Da em bé thường rất nhạy cảm. Phát ban ở da có thể bắt đầu là những đóm li ti nhỏ màu trắng hoặcđỏ gây cảm giác khô, ngứa. Để tranhsbij ham do dùng tã hãy thay tã thường xuyên và bôi thuốc mỡ để bảo vệ da. Với bệnh chàm, bạn cần tránh cho em bé tiếp xúc với xà phòng và cố gắng giữ cho làn da luôn ẩm. Hầu như các triệu chứng liên quan đến phát ban thường không nghiêm trọng lắm, nhưng bạn cũng có thể đưa bé đến bác sĩ nếu những dấu hiệu phát ban trở nên nặng hơn, kèm với những triệu chứng khác như sốt hoặc phồng da.
Ho
5 can benh thuong gap o tre nho-2
Trẻ ho do nguyên nhân khác nhau. Tiếng ho dồn dập, liên hồi có thể do bị viêm thanh quản. Ho kèm theo sốt nhẹ thường do bị cảm lạnh, nhưng nếu sốt cao lại có thể do viêm phổi. Ho và thờ khò khè thường do hen suyễn hoặc bị nhiễm trùng. Trẻ dưới bốn tuổi, nhất là trẻ sơ sinh hạn chế dùng thuốc ho.
Đầy hơi
Khó nhiều, ợ, chướng bụng là dấu hiệu của sự đầy hơi. Đầy hơi thường là do bị “nuốt” nhiều không khí, ăn nhiều chất xơ hoặc thưc ăn quá béo, uống nước nhiều…Ngoài ra, đầy hơi cũng có thể xuất hiện do trẻ chạy nhảy, chuyển động quá nhiều trong lúc ăn uống. Vì thế hãy yêu cầu trẻ ngồi yên trong bữa ăn.
TT

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Trẻ bị di ứng sữa: Dấu hiệu và cách phòng ngừa - Dị ứng sữa ở trẻ không được phát hiện kịp thời có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa ở trẻ em:
Nôn mửa
Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nhưng nôn trớ nhiều lần và nôn cả những khi chưa được bú mẹ thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng sữa.
Phát ban
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị phát ban da như eczema chẳng hạn. Dị ứng sữa cũng là một trong những nguyên nhân đó, đặc biệt là khi vết phát ban xảy ra đi kèm cùng với những triệu chứng khác.
Tiêu chảy
Tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tiêu chảy kéo dài  và trong phân có máu thì đó là đáu hiệu bị dị ứng sữa nghiêm trọng.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Cẩn trọng với những bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi - Trẻ em dưới 3 tuổi thường có sức dề kháng rất kém nên rất dễ mắc các loại bệnh thông thường. Dưới đây là 7 loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Táo bón
Táo bón là một bệnh rất phổ biến ở trẻ và có thể ảnh hưởng đến khoảng 30% trẻ em trong độ tuổi dưới 1 tuổi. Ở tuổi này, thông thường bé không có một lịch trình bình thường cho việc đại tiện. Một số trẻ sơ sinh có thể đi đại tiện ngay sau mỗi bữa ăn, trong khi một số trẻ khác lại phải chờ đợi một ngày hoặc thậm chí lâu hơn mới đại tiện.
Lịch trình đại tiện này của trẻ phụ thuộc vào những gì trẻ ăn, cách thức hoạt động và mức độ tiêu hóa thức ăn của trẻ. Tuy nhiên cuối cùng cha mẹ sẽ có thể tìm thấy một lịch trình đại tiện riêng của trẻ sau khi theo dõi lịch ăn, ị của các bé.
7 benh thuong gap o tre duoi 3 tuoi
Một dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón là khi trẻ bắt đầu đi đại tiện với tần suất thấp hơn bình thường, đặc biệt là nếu trẻ đi đại tiện nhiều hơn 1-3 ngày/ lần và nó làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, phân của trẻ có biểu hiện bị cứng hoặc khô cũng là một trong các triệu chứng của bệnh táo bón.
Ho và cảm lạnh
Hầu như tất cả trẻ em đều bị bệnh này ghé thăm trong năm đầu tiên của mình. Ước tính có hàng trăm loại virus có thể gây ra cảm lạnh, và trẻ sơ sinh lại có hệ thống miễn dịch còn non nớt và đang phát triển nên càng dễ bị chúng xâm nhập gây bệnh.
Chưa kể đến việc, trẻ thường đưa tay hoặc các vật dụng khác vào miệng. Đây cũng là con đường thuận lợi khiến các vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ một cách nhanh chóng nhất.
Nói chung, trẻ sơ sinh thường bị ho và cảm lạnh trong mùa đông. Nếu như một người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-4 lần/năm thì trẻ sơ sinh bị cảm lạnh trung bình từ 6-10 lần/năm.
Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, khó thở, hắt hơi, sốt nhẹ, hoặc ho. Nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 10 ngày, bạn nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ.
7 benh thuong gap o tre duoi 3 tuoi
Tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ có thể kéo dài nhiều ngày, và đôi khi đi kèm với tình trạng chuột rút đau đớn. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở trẻ là do nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc virus.
Tiêu chảy do nhiễm virus có thể được đi kèm với chứng nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh và đau đớn. Trong khi đó, tiêu chảy do nhiễm trùng vi khuẩn thường kèm theo đau bụng, ra máu, sốt và nôn. Tuy nhiên, tiêu chảy ở trẻ cũng có thể được gây ra bởi các phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc thuốc kháng sinh.
Nôn
Một số em bé sơ sinh thường bị nôn mửa thường xuyên nếu được ăn một số thực phẩm mới hoặc nếu bị nhồi nhét ăn quá nhiều.
Bên cạnh đó, trẻ bị nôn cũng có thể là do dị ứng, nuốt một cái gì đó độc hại, hay khóc và ho quá dai dẳng.
Nôn thường không gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh miễn là dấu hiệu này không kéo dài. Nếu trẻ bị nôn liên tục, nó có thể là một dấu hiệu của bệnh như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai hay một bệnh tật khác nghiêm trọng hơn.
Viêm đường tiết niệu (UTI)
Đây là căn bệnh thường gặp ở nhóm trẻ nhỏ, nhất là các bé gái, do niệu đạo rất ngắn và cũng là nơi khuẩn hay làm tổ. Riêng ở các bé trai rủi ro viêm nhiễm tăng là vì đường ống nước tiểu chảy ngay dưới da nên dễ bị viêm nhiễm. Khi phát bệnh thường gây sốt và đau vùng bụng dưới, đi tiểu bị đau. Vì vậy ở những đứa trẻ mắc bệnh, khi đi đái thường kêu đau, nước tiểu nặng mùi và đôi khi có máu. Căn bệnh này có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh vì vậy khi trẻ mắc bệnh nên đi khám bác sĩ ngay. Tại đây bác sĩ đo huyết áp (thường huyết áp tăng nếu mắc bệnh UTI), thử nước tiểu để kiểm tra mức độ viêm nhiễm.
Ngoài ra có thể dùng khăn bọc chai nước nóng chườm bụng cho trẻ, không nên tắm cho trẻ trong bồn tắm nước nóng có bọt xà phòng thơm,vì nó gây kích thích .Nên cho trẻ uống nhiều nước để rửa sạch bàng quang.
7 benh thuong gap o tre duoi 3 tuoi
Viêm tắc thanh quản(Croup)
Nếu trẻ thường ho nhiều về ban đêm, ho dữ dội thì rất có thể là mắc bệnh viêm tắc thanh quản và khí quản.Tuy chưa rõ nguyên nhân nhưng tỷ lệ mắc bệnh viêm tắc thanh quản ở bé trai thường gấp đôi bé gái, nhất là nhóm từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Bệnh viêm tắc thanh quản thường kéo theo bệnh viêm nhiễm virút và diễn ra nhiều vào thời điểm giao mùa. Để giúp cho trẻ thở được dễ dàng nên đưa trẻ đi hóng mát hoặc tắm vòi nước nóng, cho trẻ nghỉ ngơi, nghe nhạc.Trường hợp thở khò khè phát ra tiếng kêu thì nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.
Hội chứng tay- chân-miệng (HFMD)
Hội chứng tay-chân-miệng là thuật ngữ chuyên môn nói về bệnh căn bệnh có triệu chứng sốt và xuất hiện các nốt đỏ tụ máu trên mu bàn tay, trên mu bàn chân và bên trong miệng. Không có gì phải lo lắng, người ta gọi đây là bệnh chân-tay -miệng nguyên nhân là do nhiễm virút, nhất là trong mùa hè, mùa thu và thường kéo dài vài ngày.Nên cách ly trẻ mắc bệnh và cần theo dõi những biến chứng có thể xảy ra như viêm màng não và các loại bệnh có liên quan đến não vì vậy nên đưa đi khám và điều trị kịp thời.Và cũng không ngạc nhiên khi bác sĩ khuyến cáo không cần phải điều trị phức tạp mà chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và dùng thuốc acetaminophen để giảm sốt. Cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị cụ thể căn bệnh này bởi vậy để phòng ngừa virút lây lan nên làm tốt công tác vệ sinh, là những đồ dùng của trẻ như bình sữa, bát đĩa, đồ ăn,... nên khử trùng trong nước nóng để diệt khuẩn, rửa chân tay thường xuyên cho trẻ, kể cả đồ chơi và không cho trẻ nhai, ngậm đồ dùng hay đồ chơi có nguy cơ gây viêm nhiễm cao.
TT

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em các nước đang phát triển. Ước tính hàng năm có tới 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này. Trên toàn thế giới, hàng năm mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy. Có khoảng 80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, đỉnh cao nhất là 6 - 24 tháng tuổi. Nguyên nhân chính gây tử vong của tiêu chảy cấp tính là do cơ thể bị mất nước và điện giải.

Design by Hao Tran -