Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Trẻ suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn như thế nào? - Trẻ suy dinh dưỡng thiếu nhiều vitamin, khóang chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy cha mẹ cần bổ sung những dưỡng chất này trong chế độ ăn của trẻ.

Triệu chứng bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
- Trẻ chậm tăng cân, đứng cân hoặc sút cân, gầy ốm, xanh xao, da nhăn nheo, hoặc sơ sinh nhỏ cân.
- Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bụng to dần (bụng cóc).
- Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn), ít vui chơi, kém linh hoạt, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.
che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong-1
Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ
- Bà mẹ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, phương pháp nuôi dưỡng gây suy dinh dưỡng trẻ em.
- Do chế độ dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng.
- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng của bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
-  Bà mẹ bị bệnh, hoặc bị thiếu dinh dưỡng trong lúc mang thai.
- Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa cần bổ sung các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong-2
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
 - Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm men tiêu hóa trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn.
- Với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III): Cho ăn nhiều bữa trong ngày; Tăng dần calo; Dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của bác sĩ.
Thực đơn tham khảo cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà
Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ từ 6 - 12 tháng: Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 - 4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên.
Trẻ 13 - 24 tháng: 6h: 150 - 200ml sữa cao năng lượng; 9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm); Gạo tẻ: 30g; Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả); Dầu: 10ml (2 thìa cà phê); Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê); 12h: Sữa: 200ml; 14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng;17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu.
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 - 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.
Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
TT

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bạn đã thật sự hiểu được tình trạng sức khỏe trẻ em. Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Theo WHO (9/1980), mỗi năm tại các nước thuộc thế giới thứ ba, có 10,4 triệu trẻ em dưới 11 tháng tuổi và 4,4 triệu trẻ em từ 1 - 4 tuổi bị chết mà 57% là do SDDPNL (43% là do bệnh nhiễm trùng mà chủ yếu là ỉa chảy, nghĩa là cứ mỗi phút có 25 trẻ < 5 tuổi bị chết do suy dinh dưỡng (SDD.Vậy suy dinh dưỡng biểu hiện như thế nào và bạn đã thật sự theo sát tình trạng sức khỏe trẻ em?

dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong

I.Lâm sàng

* Giai đoạn sớm :
 Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay trẻ sụt cân
* Giai đoàn toàn phát :
 Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp

1 .Thể phù( Kwashiokor)

      Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Gan sẽ tăng hoạt động tân tạo chất béo và chất đạm, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, thận niệu…  trong một điều kiện thiếu hụt các chất hỗ trợ cho hoạt động chuyển hóa, kết quả là các cơ quan trong cơ thể dần dần trở nên suy kiệt, tế bào bị thoái hóa… Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là :
-Phù trắng, mềm toàn thân : Do giảm đạm máu, giảm albumin trong máu làm giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào.
-Rối loạn sắc tố da
-Thiếu máu : Da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc, móng…
-Còi xương, biểu hiện thiếu vitamin D, hạ canxi huyết
-Biểu hiện thiếu vitamin A : còi cọc, khô giác mạc, quáng gà, hay bệnh…
-Triệu chứng bệnh ở các cơ quan: Gan thoái hoá mỡ, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu
-Chậm phát triển tâm thần, vận động.

 2.    Thể teo đét (Maramus)

Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, vẻ ngoài giống như ông già, các bắp thịt teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn do tổn thương các cơ quan nhẹ hơn : gan không thoái hoá mỡ, không bị đe doạ suy tim, niêm mạc ruột bị ảnh hưởng ít, mức độ thiếu các chất dinh dưỡng thường nhẹ hơn thể phù.

 3.  Thể hỗn hợp:

Phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.

II .Cận lâm sàng:

-Thiếu máu nhược sắc : Hồng cầu giảm về số lượng, kích thước và nồng độ huyết cầu tố, Hct giảm, dự trữ sắt, vitamine B12, axit folic.. giảm
-Đạm máu : giảm, nhất là albumine trong thể phù
-Giảm các men chuyển hoá
-Giảm các chất điện giải nhất là trong thể phù
-Rối loạn lipide máu
-Suy giảm chức năng gan
-Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng việc điều trị phải toàn diên, cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh những rối loạn kịp thời để nhanh chóng phục hồi sức khỏe trẻ em.

1. Điều trị suy dinh dưỡng bào thai

Phụ huynh cần quan tâm đến chế độ dinh dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe trẻ em. Dinh dưỡng tốt là nền tảng cơ bản đối với chức năng miễn dịch, sự tăng trưởng và thay thế mô cũng như tăng cường sức khỏe. Dinh dưỡng giúp duy trì khả năng miễn dịch bình thường chống lại bệnh lây nhiễm. Việc dự phòng suy dưỡng là một chương trình quốc gia và cần sự tham gia của toàn xã hội.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Khi nói đến bệnh lý về tiêu hóa, thường mọi người chỉ tập trung vào tiêu chảy, nhưng trên thực tế, táo bón (TB) cũng rất thường gặp ở trẻ và hay bị bỏ qua vì nghĩ bệnh không ảnh hưởng nhiều lắm tới sức khỏe. Tuy nhiên, TB có thể gây ra những hậu quả khó lường, mà điển hình là trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và thậm chí suy dinh dưỡng.


Design by Hao Tran -