Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh đái dầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh đái dầm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Chứng đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả - Đái dầm là một rối loạn thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sau này.


Nguyên nhân gây đái dầm
Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh đái dầm. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá.
- Không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu.
- Không kiểm soát được cơ bàng quang.
- Chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra ĐD.
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến ĐD. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên ĐD. Nhưng sự thực ĐD không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị ĐD hơn.
Cách đối phó bệnh đái dầm ở trẻ:
- Cha mẹ không nên mắng mỏ khi thấy trẻ đái dầm vì đây không phải là lỗi của trẻ. Trách mắng trẻ còn có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi mà trẻ tự chủ được và không đái dầm.
- Các biện pháp như giới hạn uống nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi tiểu trong đêm cũng rất tốt. Phương pháp dùng băng thấm và máy reo để trị đái dầm tức là máy sẽ reo khi tấm trải giường bị ướt, thành công trong một số trường hợp nhưng không nên áp dụng cho trẻ con dưới 7 tuổi.
- Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng ni - lông trên giường, tốt hơn là bắt trẻ đóng tã giấy. Nên để đèn đêm gần chỗ đi tiểu, để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu.
- Tập thói quen ngủ trưa cho trẻ để tránh về đêm ngủ quá say, không thể kịp nhận biết mót tiểu tiện. Trước khi đi ngủ, tiểu tiện cho hết nước tiểu ở bàng quang.
Một số món ăn, bài thuốc chữa đái dầm
• Long nhãn hoặc vải khô 5-10 quả mỗi ngày, ăn vào buổi sáng khi bụng đói. Dùng cho những trẻ sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.
nguyen nhan va cach dieu tri dai dam o tre
• Hẹ tươi 100 g thái đoạn, tôm tươi 200 g. Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên. Dùng cho bệnh nhân sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu mỏng.
• Ruột gà 2 bộ, ba kích thiên 12 g. Lấy màn khô bọc ba kích thiên lại, cho vào nồi ninh lấy nớc để nấu canh với ruột gà. Món này dùng cho trẻ sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong nhiều.
• Bàng quang lợn 100 g thái miếng nhỏ, bạch quả 5 g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài, phúc bồn tử 10 g. Dùng vải màn khô bọc lại, ninh lấy nước để nấu canh cùng bàng quang lợn, chữa đái dầm nước trong, nhiều.
• Kỷ tử 15 g ngâm mềm, thận lợn 1 quả, bổ rửa sạch, thái lát mỏng, dùng dầu ăn cùng xào cùng nhau. Dùng cho trẻ lưỡi đỏ, ít rêu, tiểu tiện ít, vàng.
Design by Hao Tran -