Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Bật mí cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ cực kỳ hiệu quả - Bệnh tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, góp phần làm tử vong dễ xảy ra.

Sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ, trong đó phần lớn trẻ em bị bệnh tiêu chảy là mắc tiêu chảy cấp.
Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước.
Khi đó cơ thể sẽ yếu dần thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể mà hậu quả là các hoạt động của các cơ quan sẽ bị rối loạn.
Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ dễ đưa đến suy dinh dưỡng, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, góp phần làm tử vong dễ xảy ra. Tiếp theo, suy dinh dưỡng sẽ làm bệnh tiêu chảy khó điều trị và kiểm soát.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Phòng tránh những tật xấu ở trẻ em - Những tật xấu dưới đây không những có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý và sửa sai cho trẻ.

- Không nên cắn đầu lưỡi, mút ngón tay ảnh hưởng đến việc ăn của răng cửa.
- Không nên cắn môi, để tránh trúng độc chì mãn tính.
- Không nên dể trẻ cắn môi, tránh tình trạng hở môi, hở răng.


Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho trẻ cực kỳ hiệu quả - Để có một hàm răng chắc, khỏe cha mẹ cần quan tâm chăm sóc và bảo vệ răng cho trẻ từ khi còn nhỏ.

Những việc cha mẹ cần làm
Bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ ngay khi mới bắt đầu mọc
Một điều chắc chắn là răng sữa sẽ không tồn tại mãi, tuy nhiên nó có tầm quan trọng như răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này. Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng vĩnh viễn cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời cũng giúp trẻ có thể nói và ăn. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết.
Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn
Chỉ cần một ít nước sau mỗi bữa ăn cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng.
Tìm kiếm những lỗ sâu răng
Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng chính là răng ố màu. Cách tốt nhất để tránh sâu răng ở trẻ nhỏ là không bao giờ để bé đi ngủ với một chai sữa hoặc nước quả đang bú dở.
nguyen-tac-cham-soc-rang-mieng-cho-tre
Nếu bé có thói quen đi ngủ khi đang bú bình thì sẽ không thể tẩy rửa răng của mình. Điều đó có nghĩa là những thức uống ngọt (sữa thường có chứa nhiều đường) đó sẽ bao phủ răng trẻ trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu bé cần có bình mới ngủ yên được, bạn nên thử cho trẻ một bình chỉ chứa nước lọc.
Đảm bảo cung cấp đủ flour cho trẻ
Ngoài việc sử dụng kem đánh răng có flour, trẻ nên được cung cấp flour thông qua cả nước uống. Flour vô cùng quan trọng trong việc phòng chống sâu răng và thường được thêm vào thành phần của các loại nước uống vì lý do này.
Đưa trẻ tới nha sĩ
Nhiều cha mẹ đánh đồng lần đi tới nha sĩ đầu tiên là khi đưa trẻ tới nhổ răng. Nên đưa trẻ tới nha sĩ khi bé được khoảng 3 tuổi, trừ khi trước đó cháu bị đau răng hoặc có các vấn đề về răng miệng cần đến gặp nha sĩ. Thậm chí chuyến đi đó chỉ là để trẻ ngồi trên ghế, há miệng to và được khen ngợi về việc đã làm tốt như thế nào trong việc tự chăm sóc răng miệng của mình.
Những thực phâm tốt cho răng trẻ
Sữa
Sữa và các sản phẩm sữa có chứa canxi - là yếu tố cần thiết để răng chắc khỏe. Nhiều sản phẩm còn chứa casein (một loại protein), có tác dụng quan trọng trong việc ổn định và sửa chữa men răng bị hư hại.
Thực phẩm giàu chất xơ
Các loại rau có lá và thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và mang lại lượng cholesterol tốt, đồng thời lại có ích cho răng vì chúng cần phải nhai lâu, khiến nước bọt sinh ra, đồng thời thức ăn được nghiền nhỏ như là một cách "chải" sạch răng.
Dâu tây
nguyen-tac-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-2
Loại quả mùa hè này chứa axit malic, một chất làm trắng răng tự nhiên. Và đây là cách bạn có thể tự làm trắng răng tại nhà: Nghiền nát một quả dâu tây, trộn với thuốc muối (Natri bicarbonat, bán ở tiệm thuốc) và dùng một bàn chải mềm chải hỗn hợp này trên răng. 5 phút sau rửa sạch, súc miệng và bạn đã có nụ cười trắng hơn. Nhớ dùng chỉ nha khoa để lấy sạch các hạt dâu tây kẹt trong răng.
TT

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Cẩn trọng khi chăm sóc trẻ sinh mổ - Vì hệ miễn dịch của bé sinh mổ hoàn thiện chậm hơn so với bé sinh thường nên những thử thách đầu đời của bé dường như cũng lớn hơn.

Chính vì vậy, việc hỗ trợ miễn dịch là điều cấp bách mẹ cần phải làm ngay. Một số lời khuyên dành cho bé sinh mổ:
Tránh nhiễm khuẩn từ bệnh viện:
Bé sinh mổ thường ở bệnh viện lâu hơn từ 3-5 ngày. Môi trường bệnh viện là nơi có rất nhiều bệnh khuẩn trong khi miễn dịch bé chưa hoàn thiện. Vì vậy, những ai chăm sóc bé trực tiếp như mẹ, bà hoặc người giúp việc cần phải rửa tay trước khi chăm bé, đặc biệt là trước khi cho bé bú.

Cho bé bú mẹ sớm:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé sinh mổ vì chứa đầy đủ các dưỡng chất như đạm, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc tăng cường miễn dịch. Mẹ nên cho bé bú sớm nhất sau khi sinh vì bé sẽ bú được sữa non là loại sữa mẹ tốt nhất. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú hoặc không đủ sữa, mẹ nên chọn sản phẩm sữa công thức có uy tín hỗ trợ hệ miễn dịch cho bé.
cach-cham-soc-tre-sinh-mo-2
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ đang dùng thuốc và cho bé bú:
Sau khi sinh mổ, một số mẹ thường phải sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé bú, do những chất này thường có thể tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến bé.
TT

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tật nói lắp ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý - Nói lắp là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 2-4. Chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn có thể giúp trẻ điều trị được căn bệnh này.

Nói lắp là một sự lặp lại, kéo dài hoặc bị tắc nghẽn không tự nguyện của một người đang cố gắng nói một từ hay một phần của một từ. Với trẻ em bị tật nói lắp, chúng biết những gì mình muốn nói, nhưng không thể nói ra trơn tru dễ dàng.
Tật nói lắp thường xuất hiện khi trẻ lên 2-4 tuổi. Hầu hết bắt đầu trước khi trẻ 5 tuổi. Rất hiếm khi xảy ra lúc trẻ đã biết nói những cụm từ ngắn có ý nghĩa. Trong thực tế, trẻ nói lắp vẫn sử dụng được câu nói tuy mất thời gian. Trong đời sống, khoảng 5% trẻ có thể bị nói lắp chỉ trong vài tháng hoặc trong một khoảng thời gian dài hơn rồi tự khỏi. Và nói lắp (cà lăm) có xu hướng xảy ra trong gia đình. Phần nhiều (khoảng 80 %) trẻ em nói lắp sẽ tự khỏi.
giai-ma-hien-tuong-noi-lap-o-tre
Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, các yếu tố hay được nhắc đến là:
- Chấn thương ở trẻ sơ sinh: Một số người cho rằng việc dùng forceps khi sinh nở hoặc trẻ bị va đầu vào vật cứng có thể gây tổn thương vùng Broca trong não (vùng phân tích vận động của lời nói), dẫn đến nói lắp.
Do có bệnh: Có ý kiến cho rằng một bệnh nào đó của thai phụ có thể truyền cho con và gây tổn thương não thai nhi, trong đó có trung tâm ngôn ngữ. Hoặc trẻ nhỏ bị "tì vết" ở trung tâm này sau khi mắc bệnh ở não, màng não.
- Khủng hoảng tình cảm: Theo một số nhà khoa học, khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn một cú sốc, có thể khiến trẻ nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian sẽ trở thành thói quen.
Gần đây nhất, một nhóm nhà khoa học Đức đã chụp cộng hưởng từ não của 15 người bị tật nói lắp, so sánh 15 người nói bình thường và rút ra nhận xét: Ở người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não, cản trở lưu thông tín hiệu bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ.
Biểu hiện của nói lắp
Bạn cần chú ý khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau:
Phải rất cố gắng mới có thể phát âm được.
- Nói nhát gừng, dằn mạnh từng tiếng.
- Ngắt quãng rất lâu khi nói, phải dừng lại vài giây mới có thể nói tiếp những từ tiếp theo.
- Nói một âm tiết hoặc một từ nhiều lần (Ví dụ: mmmẹ…)
- Nhắc lại một phần của từ nhiều lần (Ví dụ: con con con con cá…)
- Dừng lại khi mới nói được nửa câu
Những biểu hiện này rất thường gặp ở trẻ. Bạn có thể nhận thấy bé của mình có một vài hoặc tất cả những biểu hiện trên khi tập nói.
giai-ma-hien-tuong-noi-lap-o-tre-2
Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?
- Kiên nhẫn lắng nghe con nói, không lên giọng dạy bảo trẻ nói thế nào. Cố gắng hiểu trẻ muốn nói gì khi trẻ đang bị cà lăm.
- Để cho con hoàn thành câu nói của nó, không làm con bị gián đoạn câu nói.
- Nhìn thẳng vào mắt con khi nó đang nói. Đừng giành nói trước câu nói hay suy nghĩ của con. Hãy để cho chính trẻ tự nói lên.
- Sau khi con đã nói xong, cha mẹ hãy lặp lại câu đó, với những từ như con đã nói. Ví dụ con nói: “Con thấy, thấy, thấy... con thỏ” thì cha mẹ cũng lặp lại: “Ừ, cha (mẹ) thấy con thỏ”.
- Chờ đợi con nói xong khi đó mới trả lời. Không bao giờ trả lời trước khi con chưa nói xong. Điều này giúp cho con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu.
Những thông tin bạn chưa biết về nói lắp
- Chưa có sự giải thích rõ ràng nào về nguyên nhân khiến trẻ nói lắp.
- Không có bằng chứng nào cho thấy, nói lắp là do di truyền.
- Nói lắp xuất hiện ở các bé trai cao gấp 4 lần các bé gái.
- Nói lắp là tình trạng xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới, mọi nền văn hoá và mọi nhóm dân cư.
TT

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bật mí cách tắm nắng cho bé cho cha mẹ cực kỳ hiệu quả - Ánh nắng mặt trời có thể giúp bé không bị còi xương và tăng cường sức đề kháng.

Khi mặt trời tiếp xúc với da, tia tử ngoại B (UVB) sẽ ra tạo ra vitamin D, một vitamin đóng vai trò quyết định trong việc phát triển xương trẻ em, nó còn giúp trẻ sơ sinh tránh tình trạng vàng da, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh truyền nhiễm.
Bé có thể tắm nắng vào thời điểm nào?
Ngay sau khi sinh khoảng 1 tuần, bạn nên cho bé được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Lúc đầu chỉ nên tắm nắng trong vòng vài phút, sau tăng dần, khi bé được 3 tháng trở lên có thể tắm nắng trong khoảng nửa giờ, chú ý tránh gió lộng. Nếu bé sinh vào mùa đông thì có một chút ánh nắng mặt trời cũng phải tận dụng.
Mach-cha-me-cach-tam-nang-cho-be
Nếu bé sinh vào mùa xuân và mùa thu nên bế bé ra ngoài nhà tắm nắng từ 9 - 11 giờ hoặc 15 - 17 giờ và chú ý mặc ít quần áo cho trẻ. Thoạt đầu, có thể cởi bỏ tã để trẻ tắm nắng tay, mặt và mông, sau đó tùy tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da thịt bé, thời gian tắm nắng cho bé mỗi lần chỉ từ 10 đến 15 phút dưới ánh nắng nhẹ.
Nếu là mùa hè nên cho trẻ tắm nắng lúc 6 giờ 30 đến 7 giờ 30, sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi cho bé và cho trẻ uống một chút nước bổ sung (chú ý: Khi tắm nắng nên cho trẻ đội mũ đừng để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, không cho bé tắm nắng quá lâu, quá 30 phút sẽ không tốt cho bé).
Một số lưu ý khi tắm nắng cho bé
- Không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt để tránh tia cực tím có hại cho mắt và não ở trẻ.
- Khi trẻ đang bị các bệnh cấp tính, bệnh nội tiết như basedow, eczema, hecpet, phải dùng kháng sinh nhóm Quinolon, nhất thiết không được tắm nắng.
Mach-cha-me-cach-tam-nang-cho-be
- Sau khi tắm, phải kịp thời lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung. Tiếp đến, cho bé nghỉ chừng 20 – 30 phút rồi tắm nước ấm cho bé.
- Nên mặc ít áo cho trẻ, để hở vùng da nhiều càng tốt.
- Mùa đông vẫn có thể tắm nắng cho trẻ nếu trời có nắng. Tuy nhiên, nên tránh những ngày thời tiết bất thường hoặc vào thời điểm giao mùa.
- Chọn nơi thoáng đãng, ít bụi bẩn, tiếng ồn, nhận được nhiều ánh nắng để tắm cho bé. Tuyệt đối tránh chỗ gió lùa, chỉ nên mở một cánh cửa hướng có nắng.
TT

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Những điều cha mẹ cần chú ý khi bé được một tuổi - Sự phát triển của bé 1 tuổi thông qua sự phát triển chiều cao, cân nặng và nhiều chỉ số khác.

Cân nặng
Bé tròn 12 tháng có cân nặng trung bình gấp 3 lần cân nặng lúc sinh. Nói cách khác với bé 1 tuổi, mỗi tháng tăng trung bình từ 200-300g là bình thường. Trong quá trình phát triển, nếu có một tháng bé không tăng cân thì các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng, vì ở lứa tuổi này tốc độ tăng cân thấp hơn lúc dưới 1 tuổi, có tháng bé tăng cân và có tháng bé không tăng cân là điều bình thường. Nhưng nếu liên tục 2, 3 tháng bé không tăng cân, trái lại còn sụt cân thì nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và tham vấn dinh dưỡng.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Thận trọng với bệnh viêm phế quản ở trẻ khi giao mùa - Thời tiết chuyển mùa khiến trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp trong đó có bệnh viêm phế quản.

Dấu hiệu

Bé thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ hoặc không. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế có rất nhiều bé mắc viêm phế quản mà không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ.
Bé có thể xuất hiện những cơn ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, bé thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, bé sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa…

Thận trọng với bệnh viêm phế quản ở trẻ khi giao mùa


Nguyên nhân
- Do thay đổi thời tiết; nhiễm trùng đường hô hấp.
- Do dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc…

Điều trị và phòng bệnh

Những trẻ có dấu hiệu sau cần được nhập viện sớm: có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi...; có yếu tố nguy cơ (như đã nêu trên).

Chăm sóc tại nhà: Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Cần đi tái khám đúng hẹn của bác sĩ.

Chăm sóc tại bệnh viện: Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện, các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin, bricanyl, salbutamol. Kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ. Cần cho trẻ dinh dưỡng đủ chất và cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh.
thoi tiet giao mua tre de mac viem phe quan

Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể bù lượng thiếu hụt. Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp thì phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát, không nên dùng steroid cho trẻ.

Muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh. Những trẻ bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh càng đặc biệt lưu ý.

TT

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Khi bé được vài tháng tuổi, sờ trên đầu bé sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, điểm đó được gọi là thóp trước. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ.

Mấy tháng nay, số người mắc thủy đậu đã gia tăng đột biến ở nhiều vùng miền trong cả nước. Khá nhiều trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng viêm phổi nặng do bội nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu.

Các bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển đẩy đủ, mạnh khỏe nhưng không biết dựa trên tiêu chuẩn nào để đánh giá? Dưới đây là bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn tăng trưởng WHO bạn có thể tham khảo.

Không ít các bậc cha mẹ lo lắng sợ hãi khi trẻ có dấu hiệu sốt, quấy khóc nhiều sau khi tiêm phòng. Vậy sau khi tiêm phòng những dấu hiệu như thế nào là bình thường và bất thường ở trẻ?

Pha sữa là việc làm hàng ngày của các bà mẹ, nhưng không ít người vấp phải những sai làm dưới đây.

1. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội

Một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ.
Thường nước ấm độ 40 – 60 độ C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.

2. Dùng lò vi sóng hâm nóng sữa

Không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa cho bé, vì sự phân phối sức nóng trong lò vi sóng không đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá, có thể khiến bé phỏng miệng khi bú. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm.

3. Cho bé uống sữa đã pha để quá 2h

Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.

4. Pha sữa khi chưa tiệt trùng bình

Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.

5. Pha sữa bằng nước rau

Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

6. Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm

Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho… vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, vì vậy sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến ở trẻ nhỏ khiến cho trẻ khó chịu và hay quấy khóc.

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v…

Bệnh nôn trớ ở trẻ

Khi trẻ nôn trớ, cha mẹ nên xem trẻ có những biểu hiện nào kèm theo không, ví dụ như sốt hay tiêu lỏng, ho, hay sổ mũi, phát ban v.v…
Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.
hien-tuong-non-tro-o-tre
- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.
- Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .
- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
- Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
- Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
Nôn do bệnh tật: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…
Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
Khi bé nôn nhiều cũng giống như đi tiêu lỏng , bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.
Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần thực hiện các biện pháp sau:
Lưu ý : tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy , đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản , gây sặc rất nguy hiểm. Đã từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngữa , chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái , không còn cứu chữa được.
Khi đã lưu ý tư thế, thì nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một .
Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Nếu bé không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.
Nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng và bé càng quấy khóc nhiều hơn.
Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Trường hợp trẻ bị sặc , đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ như hình vẽ. Dị vật , chất nôn sẽ được tống ra.
Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Con trai tôi được 13 tháng nhưng cháu chỉ nặng 8kg và cao 72cm. Cháu vẫn chưa biết đi và mới mọc 3 cái răng. Xin hỏi, con tôi như thế có còi cọc không? Tôi phải cho cháu ăn uống thế nào để phát triển bình thường như các trẻ khác?

Chăm sóc trẻ em: Bí quyết chăm sóc trẻ còi xương

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Chậm phát triển trí tuệ không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.

Chậm phát triển trí tuệ có nhiều mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Ở những thể nặng chẩn đoán dễ dàng vì bệnh cảnh lâm sàng khá rõ nhưng can thiệp điều trị lại rất ít kết quả. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thể nặng và thể vừa đều có những biểu hiện kém về mặt tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong hoặc có những dị dạng cơ thể ở nhiều bộ phận. Rất may theo số liệu điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả thì chậm phát triển trí tuệ thể nặng chỉ chiếm 5%.

 Ảnh minh họa
Còn chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ thể nhẹ thì khó vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng nên khó phân biệt nó với giới hạn bình thường nhưng nó lại chiếm tới hơn 80%. Ở mức độ nhẹ này việc can thiệp bằng giáo dục, huấn luyện có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, hòa nhập tốt hơn vào môi trường xã hội. Chính vì vậy, cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để có thể phục hồi sớm cho trẻ.
Có thể phát hiện sớm ở những tuần lễ đầu tiên như không có nhu cầu ăn bú (có thể kéo dài vài tháng), trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc, chậm cười, chập phản ứng theo tiếng động, chậm phát triển về tâm vận động như lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói… chậm biết nhai. Trẻ chậm phát triển tâm thần thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ những tuần đầu.
Tuy nhiên, có một số trẻ phát triển bình thường tới một tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) rồi mới biểu hiện chậm phát triển tâm thần. Ngược lại, có trẻ có biểu hiện chậm phát triển về tâm vận động nhưng đến tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) lại phát triển nhanh đuổi kịp trẻ cùng tuổi. Do vậy, cần phải khám theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ thì mới có kết luận chính xác và đưa ra cách xử trí kịp thời.

1. Làm gì khi răng mọc lệch lạc, hô hay móm?

Răng bị lệch lạc, hô, hay móm…, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng bị lệch khó làm sạch, dễ dẫn đến các bệnh như sâu răng, viêm nướu. Những “trục trặc” trên xử lí dễ dàng hơn nếu được chữa trị sớm. Bên cạnh việc khám trên răng miệng, bác sĩ chỉ định chụp phim X-quang để kiểm tra răng miệng. Với trẻ, nhờ chụp X-quang sẽ xác định trẻ có thiếu mầm răng vĩnh viễn nào không, dự đoán thời gian thay răng cũng như mức độ lệch lạc răng, từ đó đưa ra giải pháp điều trị.
Một trong những giải pháp quan trọng là chỉnh nha. Đây là biện pháp sử dụng các khí cụ tháo lắp hoặc mắc cài cố định, sắp xếp lại răng đúng vị trí. Với những tiến bộ của kỹ thuật nha khoa, chỉnh nha không chỉ dành cho trẻ mà còn dành cho người lớn. Ngay cả ở độ tuổi 50 vẫn chỉnh nha được. Thời gian chỉnh nha kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm rưỡi. Trong thời gian này, khách hàng sẽ được hướng dẫn chải răng đúng cách, đồng thời bác sĩ sẽ phát hiện ra những răng bị sâu hoặc những bệnh khác liên quan đến răng miệng để có hướng xử lý.
2. Gắp đầu bấm viết bi mắc trong phổi, phế quản
Hai trẻ có dị vật trong đường hô hấp vừa được cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và xuất viện ngày 19.3.
Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhi 14 tuổi, ở Vũng Tàu bị dị vật là đầu bấm viết bi mắc trong phế quản.
Trường hợp thứ hai là một bệnh nhi 10 tuổi (Gò Vấp), bị dị vật đầu bấm viết bi nhựa hình cây dù rớt vào đường thở, nằm ở đáy phế quản bên phải, gây viêm đáy phổi.
Theo lời kể của hai bệnh nhi, các em đã gặp tai nạn khi đang học bài, ngậm đầu nút bấm viết bi và vô tình để đầu nút rớt vào trong họng.
Hai ca nói trên thành công nhờ hoạt động mô hình liên khoa hô hấp, tai mũi họng và phẫu thuật của bệnh viện.

3. Kim Minh: uống nhiều nước và bổ sung vitamin 
Được trêu chọc là “người có thể phồng lên và xẹp xuống như quả bóng”. Có thể hôm nay bạn gặp một Kim Minh đầy đặn thì một tuần sau gặp lại bạn sẽ thấy cô khác hẳn. Làm thế nào cô có thể điều khiển được trọng lượng?
Kim Minh cho biết: “Do đặc thù công việc người mẫu, nên Minh phải luôn kiểm soát được tình trạng cân nặng của mình. Mỗi khi tăng cân dù ít hay nhiều là Minh biết ngay.
Minh áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Buổi sáng uống thật nhiều nước, không uống một lúc nhưng uống đến ba lần với ba cốc nước đầy trước khi ăn sáng và ăn sáng thật ít. Trong ngày Minh luôn mang theo chai nước bên mình để uống. Ăn trưa đúng giờ nhưng khẩu phần ăn chủ yếu là rau và các món ăn nhẹ, hạn chế ăn cơm. Buổi ăn chiều cũng thế. Đặc biệt thời gian này Minh hoàn toàn không ăn khuya. Trong thời gian giảm cân Minh luôn bổ sung vitamin cho cơ thể bằng cách mỗi ngày Minh uống thêm hai ly nước cam và 1 – 2 ly nước bưởi ép. Song song với chế độ ăn kiêng này thì nếu có thời gian rảnh Minh lại đến hồ bơi vì đây là cách tốt nhất để làm cho cơ thể thon gọn nhanh nhất”.
4. Nắng nóng, lắm bệnh cần phải dè chừng
Thời tiết nắng nóng, oi bức từ 36 – 37oC trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của không ít người. Nếu tình hình kéo dài, theo các chuyên gia sức khoẻ, cần phải lưu ý đến một số bệnh tật thường gặp trong mùa này.
Quan sát tình hình bệnh trong vài năm gần đây, bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết: “Nếu ở xứ lạnh, bệnh hô hấp phát triển nhiều vào mùa lạnh thì ở nước ta các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ tăng cao trong mùa nóng”. Lý do là vào mùa nóng người lớn thường cho trẻ nằm quạt, nằm máy lạnh quá nhiều. Những bệnh hô hấp thường gặp là cảm ho, nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, và trong 20% trường hợp mắc những bệnh này có thể tiến triển thành viêm phổi.
Bác sĩ Tuấn cũng lưu ý phụ huynh cho trẻ chích ngừa đầy đủ những mũi bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Về những mũi chích ngừa tự nguyện, nếu có điều kiện, nên cho trẻ chích ngừa bệnh viêm màng não mũ do Hib (gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenza B) cho trẻ dưới năm tuổi. Bệnh này xảy ra quanh năm, nhưng có thể gây viêm phổi nặng. Một bệnh khác cũng có thể ngừa được bằng vaccine là viêm phổi do phế cầu, xảy ra sau những đợt cảm cúm do siêu vi. Để phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ trong mùa nóng, bác sĩ Tuấn lưu ý người lớn cần cho trẻ nằm quạt, máy lạnh một cách hợp lý. Nếu thấy bệnh kéo dài hoặc có triệu chứng trở nặng, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay.
Cũng ở trẻ con, mùa nóng cần lưu ý những bệnh về da như rôm, sảy, u nhọt, nhiễm trùng da. Ở người lớn, thời tiết tăng cao khiến cho những người có mồ hôi dầu dễ nổi mụn nhọt. Do trời nóng làm tăng tiết mồ hôi, nên nếu giữ vệ sinh da không tốt, cũng có thể bị các bệnh do nấm như lang ben, hắc lào. Bác sĩ Lý Hữu Đức, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Da liễu, ghi nhận các bệnh này tăng cao trong những ngày nắng nóng vừa qua. Bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu để nhiễm trùng da, vi khuẩn có thể theo máu xâm nhập vào cơ thể gây viêm cơ tim, viêm cầu thận. Phòng ngừa những bệnh này, bác sĩ Đức khuyên giữ vệ sinh cá nhân tốt, mặc quần áo thoáng mát. Với trẻ con, cần tăng cường lau mát, tắm bằng trà xanh, hạn chế ăn đồ ngọt.
Đối với người lớn tuổi, trời nắng nóng có thể là tác nhân khiến các bệnh tim mạch trở nặng. Bác sĩ Phan Hữu Phước, trưởng khoa lão bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, giải thích do nhiệt độ tăng cao làm mất nước, rối loạn điện giải. Để phòng ngừa, ngoài việc bù nước đầy đủ, cần cho người lớn tuổi ở môi trường thoáng mát, theo dõi huyết áp và các dấu hiệu bệnh thường xuyên.

Trong cơ thể chỉ có khoảng 15 – 23mg iốt, lượng này ít hơn 100 lần so với trọng lượng của sắt trong cơ thể. Đây là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Khi trẻ thiếu iốt
Tương tự với kẽm, thiếu iốt thường xuyên sẽ có những ảnh hưởng khó lường:
Thiếu iốt sẽ dẫn tới giảm hoạt tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol… Ở trẻ em, nếu được cung cấp bổ sung iốt kịp thời sẽ cải thiện được hoạt động trí tuệ và không có dấu hiệu của giảm hoạt giáp.
Trẻ thời kỳ thiếu niên bị thiếu iốt, sự phát triển thể chất cũng như trí não không bình thường, có thể bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn…

 Cần bổ sung iốt vào bữa ăn của trẻ.
Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.
Phụ nữ mang thai thiếu iốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Người ta đã chứng minh, thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật.
Phòng ngừa thiếu iốt cho trẻ
Với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé.
Với trẻ đã ăn dặm thì cần bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày. Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh…

I-ốt: nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể trẻ 2
Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua
Trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp iốt khá tốt. Vì vậy, các bà mẹ chú ý thêm vào thực đơn cho bé từ nguồn thức ăn giàu iốt này.
Nhu cầu iốt của trẻ/ngày là: Trẻ còn bú từ 0 – 6 tháng cần 40mcg; trẻ còn bú từ 6 – 12 tháng cần 50mcg; trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4 – 9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10 – 12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày; phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày.
Nếu lượng iốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn nhu cầu hoặc uống thuốc chứa iốt thường xuyên… sẽ gây nên hội chứng cường giáp (bệnh Basedow), ngoài ra còn có thể bị u độc tuyến giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).
Lượng iốt có trong 100g thực phẩm: muối iốt: 555mcg, rau dền: 50mcg, nước mắm: 950mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg…
Sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể trẻ và phòng được các rối loạn do thiếu i-ốt.
Những thực phẩm có iốt
Các thực phẩm trên cạn như trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao (4-90mcg/kg), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng iốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thức ăn thực vật (ngũ cốc, rau quả) có hàm lượng iốt thấp nhất. Lượng iốt có trong thực phẩm còn phụ thuộc vào lượng iốt có trong đất và nước của từng vùng.
Ngoài ra, trong muối có hàm lượng iốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng iốt càng ít. Hàm lượng iốt trong muối biển khoảng 20mcg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2mcg iốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.
I-ốt: nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể trẻ 3
Những thực phẩm chứa iốt cao (hàm lượng iốt/100g thực phẩm đó):
 1.Tảo bẹ: 1mg (1.000mcg)
 2.Tảo tía (khô): 1.800mcg
 3.Rau chân vịt: 164mcg
 4.Rau cần: 160mcg
 5.Cá biển: 80mcg
 6.Muối biển: 2mcg
 7.Củ mài: 14mcg
 8.Muối ăn có iốt: 7.600mcg
 9.Cải thảo: 9.8mcg
 10.Trứng gà: 9.7mcg
Design by Hao Tran -