Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Khám phá những lợi ích của sữa mẹ với sức khỏe trẻ em - Trong 6 tháng đầu đời, hãy cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin và các chất dinh dưỡng tốt nhất.

So với các loại sữa động vật, sữa mẹ chứa nhiều viamin và khoáng chất hơn. Đặc biệt sữa mẹ giàu vitamin A, vitamin C, protein, sắt giúp trẻ có thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh khô mắt, thiếu máu. Những đứa trẻ được nuôi từ sữa bò có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao hơn 50% so với những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Phụ nữ cho con bú cần kiêng những thực phẩm gì? Trong thời gian cho con bú, những thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của mẹ.

Thực phẩm có chứa caffeine
Nhiều mẹ có thói quen uống cà phê mỗi ngày và cảm thấy vô cùng “day dứt” khi phải cai. Thực tế, mẹ hoàn toàn có thể uống từ một đến hai ly cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều sẽ khiến em bé trở nên hay cáu gắt và khó ngủ.
Trái cây họ cam

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Trẻ tiêm chủng: Những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng - Bất kỳ trẻ em nào cũng cần đi tiêm chủng để phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm.


Theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib.
Tiêm chủng là việc truyền chất kháng nguyên vào cơ thể (vắc xin) nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh. Vắc xin có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.
nhung-luu-y-khi-cho-tre-di-tiem-chung
Những lưu ý với cha mẹ khi đưa con đi tiêm chủng
Trước khi tiêm:
- Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói.
- Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, cho trẻ mặc trang phục đơn giản để bác sỹ và y tá dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó.
- Chuẩn bị hồ sơ sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
- Trao đổi với bác sỹ tiền sử bệnh tật của trẻ trước khi tiêm để giảm đi những phản ứng bất lợi sau đó.
nhung-luu-y-khi-cho-tre-di-tiem-chung-2
Sau khi tiêm chủng:
- Trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
- Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: Toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm…
- Sau tiêm chủng, trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (<38,5 độ C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Tuy nhiên, các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày. Khi trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ 2 – 4 giờ/ lần và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. - Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39 độ C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban, hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
TT

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Củ dền: Siêu thực phẩm cho sức khỏe trẻ em - Những loại axit ain có trong củ dền nhiều hơn trong những loại rau củ khác. Vì vậy củ dền có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe trẻ em.

Củ dền là một loại củ ngọt, chứa tới 8-12% đường.
Trong củ dền có những axit hữu cơ (axit chanh, axit oxatic), flavonoid, xenluto, pectin, betain, betanin.
Màu của củ dền càng đậm thì củ càng chất lượng. Hơn nữa, cùng với những chât xơ (xenluto và pectin) chúng giúp điều chỉnh hoạt động của gan, kích thích điều tiết mật và không cho chúng tụ lại. Những chất xơ này cũng giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường quá trình hấp thụ dưỡng chất.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Phòng tránh những tật xấu ở trẻ em - Những tật xấu dưới đây không những có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý và sửa sai cho trẻ.

- Không nên cắn đầu lưỡi, mút ngón tay ảnh hưởng đến việc ăn của răng cửa.
- Không nên cắn môi, để tránh trúng độc chì mãn tính.
- Không nên dể trẻ cắn môi, tránh tình trạng hở môi, hở răng.


Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Chọn lựa thực phẩm cho trẻ từ 1-3 tuổi - Độ tuổi từ 1-3 là độ tuổi bé bắt đầu làm quen với những thứ xung quanh. Trong thời gian này việc cho bé ăn gì hay không ăn gì cũng rất quan trọng.

Những thực phẩm tốt cho trẻ:
1. Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm rất tốt cho con người nói chung và nhóm trẻ nhỏ nói riêng. Dầu cá hồi là thực phẩm giàu axit béo Omega 3 DHA và EPA, đây là những dưỡng chất giúp phát triển trí não, tăng cường chức năng xử lý thông tin.
Nếu gia đình bạn có điều kiện có thể cho trẻ ăn một suất (tương đương một bát nhỏ)/ tuần hoặc ăn thường xuyên càng tốt.

Tìm hiểu hiện tượng vàng da ở trẻ em - Hiện tượng vàng da thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Đây là một quá trình phát triển bình thường của trẻ.


Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh?
Hiện tượng này thường xuất hiện ở gần 2/3 trẻ sơ sinh. Nó do sự tích tụ bilirubin (một sắc tố màu vàng trong máu) gây nên. Trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi chất này thường khiến da ở mặt và lòng trắng của mắt bị vàng. Hiện tượng vàng da phát triển khi các tế bào máu đỏ thoái hóa và chết đi. Đây là một quá trình phát triển bình thường của trẻ.
Trước khi em bé được sinh ra, gan của người mẹ đã giúp loại bỏ bilirubin. Nhưng sau khi sinh, gan của bé có thể không phát triển đủ tốt để đảm nhận công việc loại bỏ bilirubin. Vì thế, các bilirubin có thể tích tụ trong máu làm vàng da và mắt của trẻ sơ sinh. Trong hầu hết các trường hợp, theo thời gian ngắn, hiện tượng vàng da sẽ tự nhiên biến mất trên cơ thể của các bé.
Triệu chứng
Một số trẻ sơ sinh có thể có những triệu chứng vàng da nặng hơn so với ở những trẻ sơ sinh khác. Nếu em bé sơ sinh của bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ sau đây, bạn hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay để có thể theo dõi được mức độ bilirubin của bé chặt chẽ hơn:
- Trẻ đã có anh/chị em bị vàng da trước đó
- Trẻ tiểu tiện không đủ ướt tã và làm tã bẩn
- Bị bầm tím khi sinh
- Đẻ non
- Có hiện tượng vàng da sớm (trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh)
- Mẹ có nhóm máu O hoặc nhóm máu Rh
Một số phương pháp điều trị bệnh vàng da
Chiếu đèn:
Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ nhất: 40mg/l; ngày thứ 2: 130mg/1; ngày thứ 3: 160mg/l.
Dùng nguồn ánh sáng mầu xanh dương từ bóng đèn compact, hallogen tác động lên các phân tử bilirubin ở dưới da trẻ. Các phân tử này bị biến thành các dạng đồng phân quang học, không độc, tan trong nước, dễ dàng được thải qua nước tiểu. Chiếu đèn liên tục từ 3 - 15 ngày, tuỳ theo mức độ của bệnh. Có thể cho trẻ chiếu đèn trong lồng ấp, giữ nhiệt độ từ 30 - 32oC. Cân nặng của trẻ càng thấp, nhiệt độ trong lồng ấp càng cao.
Lưu ý khi chiếu đèn: cần cho trẻ uống thêm nước, bú nhiều để bổ sung nước cho cơ thể. Hoặc truyền thêm dung dịch đường 10%.
hien-tuong-vang-da-o-tre-em-2
Làm gì khi trẻ bị vàng da
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng: cạnh cửa sổ, ngoài hành lang... Trong trường hợp khó nhận biết như da trẻ đỏ hồng hoặc đen, nên dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây, sau đó bỏ tay ra.
- Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).
- Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá.
- Hằng ngày, cần theo dõi các vùng lan rộng của bệnh vàng da và các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Theo dõi liên tục trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh. Cần đưa ngay trẻ đến khám bác sĩ trong trường hợp:
- Bú ít hơn một nửa so với bình thường.
- Nước tiểu trong.
- Ngủ nhiều.
- Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
- Vàng da lan đến bàn tay, bàn chân.
- Vàng da kéo dài trên 15 ngày.
Theo chúng tôi, bạn nên đưa bé đi khám để được tư vấn sau quá trình thăm khám trực tiếp.
TT

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Trẻ bị ngạt mũi có dấu hiệu như thế nào? Tuy không phải là một bệnh nặng, nghiêm trọng nhưng ngạt tắc và chảy mũi lại thường lặp đi lặp lại nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của đứa trẻ, trẻ quấy khóc, ăn ngủ kém… .

Trẻ xem tivi nhiều có nguy cơ ảnh hưởng tới trí não - Việc ngồi trước tivi quá nhiều giờ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ nhỏ ví dụ như sẽ làm giảm tính sáng tạo, hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ và nhiều tác hại khác.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em các nước đang phát triển. Ước tính hàng năm có tới 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này. Trên toàn thế giới, hàng năm mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy. Có khoảng 80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, đỉnh cao nhất là 6 - 24 tháng tuổi. Nguyên nhân chính gây tử vong của tiêu chảy cấp tính là do cơ thể bị mất nước và điện giải.

Bạn đã thật sự hiểu được tình trạng sức khỏe trẻ em. Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Theo WHO (9/1980), mỗi năm tại các nước thuộc thế giới thứ ba, có 10,4 triệu trẻ em dưới 11 tháng tuổi và 4,4 triệu trẻ em từ 1 - 4 tuổi bị chết mà 57% là do SDDPNL (43% là do bệnh nhiễm trùng mà chủ yếu là ỉa chảy, nghĩa là cứ mỗi phút có 25 trẻ < 5 tuổi bị chết do suy dinh dưỡng (SDD.Vậy suy dinh dưỡng biểu hiện như thế nào và bạn đã thật sự theo sát tình trạng sức khỏe trẻ em?

dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong

I.Lâm sàng

* Giai đoạn sớm :
 Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay trẻ sụt cân
* Giai đoàn toàn phát :
 Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp

1 .Thể phù( Kwashiokor)

      Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Gan sẽ tăng hoạt động tân tạo chất béo và chất đạm, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, thận niệu…  trong một điều kiện thiếu hụt các chất hỗ trợ cho hoạt động chuyển hóa, kết quả là các cơ quan trong cơ thể dần dần trở nên suy kiệt, tế bào bị thoái hóa… Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là :
-Phù trắng, mềm toàn thân : Do giảm đạm máu, giảm albumin trong máu làm giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào.
-Rối loạn sắc tố da
-Thiếu máu : Da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc, móng…
-Còi xương, biểu hiện thiếu vitamin D, hạ canxi huyết
-Biểu hiện thiếu vitamin A : còi cọc, khô giác mạc, quáng gà, hay bệnh…
-Triệu chứng bệnh ở các cơ quan: Gan thoái hoá mỡ, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu
-Chậm phát triển tâm thần, vận động.

 2.    Thể teo đét (Maramus)

Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, vẻ ngoài giống như ông già, các bắp thịt teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn do tổn thương các cơ quan nhẹ hơn : gan không thoái hoá mỡ, không bị đe doạ suy tim, niêm mạc ruột bị ảnh hưởng ít, mức độ thiếu các chất dinh dưỡng thường nhẹ hơn thể phù.

 3.  Thể hỗn hợp:

Phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.

II .Cận lâm sàng:

-Thiếu máu nhược sắc : Hồng cầu giảm về số lượng, kích thước và nồng độ huyết cầu tố, Hct giảm, dự trữ sắt, vitamine B12, axit folic.. giảm
-Đạm máu : giảm, nhất là albumine trong thể phù
-Giảm các men chuyển hoá
-Giảm các chất điện giải nhất là trong thể phù
-Rối loạn lipide máu
-Suy giảm chức năng gan
-Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Khi bé được vài tháng tuổi, sờ trên đầu bé sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, điểm đó được gọi là thóp trước. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Thiếu vitamin A, D không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn hạn chế sự phát triển thể lực ở trẻ. Việc bổ sung vitamin A, D thông qua các bữa ăn dinh dưỡng cân đối hằng ngày được coi là giải pháp bền vững giúp trẻ phòng chống thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng (VCDD) này.

Làm sao để cải thiện tầm vóc của người Việt Nam
Để nâng cao chất lượng giống nòi, để người Việt Nam chúng ta cũng có tầm vóc chiều cao cân nặng sánh cùng các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì việc nâng cao thể lực, trí lực và sức khỏe cho mọi người hôm nay và những thế hệ mai sau là rất quan trọng. Tầm vóc và chiều cao của mỗi người được xác định bởi tiềm năng di truyền và yếu tố môi trường bên ngoài trong đó có dinh dưỡng, bệnh tật và môi trường sống. Song kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, cơ thể chỉ có thể phát triển tốt, đạt được tiềm năng đó khi môi trường sống đặc biệt là dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Ngoài các nhóm chất dinh dưỡng chính là tinh bột, chất đạm, chất béo thì các VCDD có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể.

Tuy thành phần có mặt trong cơ thể với hàm lượng rất nhỏ (đơn vị tính là microgam) nhưng có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cơ thể, nếu thiếu VCDD sẽ dẫn đến một số bệnh lý đặc thù. Theo các nhà dinh dưỡng thì có khoảng 40 loại VCDD cần thiết cho cơ thể và từ trước đến nay chúng ta nói nhiều đến vai trò của bộ ba vitamin A, sắt và iốt. Tuy nhiên, liên quan đến phát triển cơ thể trẻ em ngoài bộ ba vitamin trên còn có nhiều vi chất quan trọng khác như kẽm (Zn), vitamin D…

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Những con vật nuôi trong nhà được nhiều người coi chúng như những người bạn thân thiết có thể mang lại niềm vui cho mọi người trong nhà, đặc biệt là trẻ em, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Những loại quả dưới đây sẽ tốt cho sức khỏe của bé và giúp bé không còn khó chịu vì một số bệnh lý như: mau khát, khô mũi, khô họng, ho...

1. Lê




Quả lê có vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm ho tiêu đờm. Lê có thể làm sinh tố, nước giải khát, món ăn… rất phù hợp với khẩu vị của trẻ.

2. Xoài


Quả xoài có màu sắc, hương thơm, vị xoài chua chua, ngọt ngọt rất dễ ăn nên trẻ thường thích ăn và ăn nhiều. Trong quả xoài có nhiều vitamin bổ dưỡng, tốt cho dạ dày và có tác dụng lợi tiểu.



Ảnh minh họa



3. Bưởi


Bưởi có vị chua, tính hàn, có tác dụng giảm trướng bụng, khó tiêu, long đờm, ngừng ho. Ngoài ra, bưởi còn chứa một hàm lượng phong phú vitamin C, rất có lợi cho trẻ mắc bệnh tim mạch và béo phì.


4. Táo


Không thể phủ nhận công hiệu của táo đối với sức khỏe của bé, đặc biệt là có lợi cho phổi, dạ dày và hệ tiêu hóa. Nếu trẻ tiêu hóa không tốt, có thể ép nước táo cho trẻ uống cũng rất có tác dụng. Người mệt mỏi ăn táo sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.



Ảnh minh họa

5. Lựu

Lựu có vị chua ngọt, tính ôn, có tác dụng giải khát và nhanh chóng làm giảm cảm giác khô miệng, khô họng và khát nước. Dược tính của lựu có thể giúp điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy mãn tính.




6. Nho

Nho rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho gan, thận, máu và các chất dịch trong cơ thể, đồng thời còn giúp lợi tiểu. Đặc biệt, sau khi được sấy khô, lượng sắt và đường có trong nho được gia tăng tương đối khiến nho khô trở thành món ăn vặt rất tốt cho trẻ em, phụ nữ và những người mắc bệnh thiếu máu.


Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Chậm phát triển trí tuệ không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.

Chậm phát triển trí tuệ có nhiều mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Ở những thể nặng chẩn đoán dễ dàng vì bệnh cảnh lâm sàng khá rõ nhưng can thiệp điều trị lại rất ít kết quả. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thể nặng và thể vừa đều có những biểu hiện kém về mặt tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong hoặc có những dị dạng cơ thể ở nhiều bộ phận. Rất may theo số liệu điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả thì chậm phát triển trí tuệ thể nặng chỉ chiếm 5%.

 Ảnh minh họa
Còn chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ thể nhẹ thì khó vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng nên khó phân biệt nó với giới hạn bình thường nhưng nó lại chiếm tới hơn 80%. Ở mức độ nhẹ này việc can thiệp bằng giáo dục, huấn luyện có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, hòa nhập tốt hơn vào môi trường xã hội. Chính vì vậy, cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để có thể phục hồi sớm cho trẻ.
Có thể phát hiện sớm ở những tuần lễ đầu tiên như không có nhu cầu ăn bú (có thể kéo dài vài tháng), trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc, chậm cười, chập phản ứng theo tiếng động, chậm phát triển về tâm vận động như lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói… chậm biết nhai. Trẻ chậm phát triển tâm thần thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ những tuần đầu.
Tuy nhiên, có một số trẻ phát triển bình thường tới một tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) rồi mới biểu hiện chậm phát triển tâm thần. Ngược lại, có trẻ có biểu hiện chậm phát triển về tâm vận động nhưng đến tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) lại phát triển nhanh đuổi kịp trẻ cùng tuổi. Do vậy, cần phải khám theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ thì mới có kết luận chính xác và đưa ra cách xử trí kịp thời.

1. Làm gì khi răng mọc lệch lạc, hô hay móm?

Răng bị lệch lạc, hô, hay móm…, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng bị lệch khó làm sạch, dễ dẫn đến các bệnh như sâu răng, viêm nướu. Những “trục trặc” trên xử lí dễ dàng hơn nếu được chữa trị sớm. Bên cạnh việc khám trên răng miệng, bác sĩ chỉ định chụp phim X-quang để kiểm tra răng miệng. Với trẻ, nhờ chụp X-quang sẽ xác định trẻ có thiếu mầm răng vĩnh viễn nào không, dự đoán thời gian thay răng cũng như mức độ lệch lạc răng, từ đó đưa ra giải pháp điều trị.
Một trong những giải pháp quan trọng là chỉnh nha. Đây là biện pháp sử dụng các khí cụ tháo lắp hoặc mắc cài cố định, sắp xếp lại răng đúng vị trí. Với những tiến bộ của kỹ thuật nha khoa, chỉnh nha không chỉ dành cho trẻ mà còn dành cho người lớn. Ngay cả ở độ tuổi 50 vẫn chỉnh nha được. Thời gian chỉnh nha kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm rưỡi. Trong thời gian này, khách hàng sẽ được hướng dẫn chải răng đúng cách, đồng thời bác sĩ sẽ phát hiện ra những răng bị sâu hoặc những bệnh khác liên quan đến răng miệng để có hướng xử lý.
2. Gắp đầu bấm viết bi mắc trong phổi, phế quản
Hai trẻ có dị vật trong đường hô hấp vừa được cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và xuất viện ngày 19.3.
Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhi 14 tuổi, ở Vũng Tàu bị dị vật là đầu bấm viết bi mắc trong phế quản.
Trường hợp thứ hai là một bệnh nhi 10 tuổi (Gò Vấp), bị dị vật đầu bấm viết bi nhựa hình cây dù rớt vào đường thở, nằm ở đáy phế quản bên phải, gây viêm đáy phổi.
Theo lời kể của hai bệnh nhi, các em đã gặp tai nạn khi đang học bài, ngậm đầu nút bấm viết bi và vô tình để đầu nút rớt vào trong họng.
Hai ca nói trên thành công nhờ hoạt động mô hình liên khoa hô hấp, tai mũi họng và phẫu thuật của bệnh viện.

3. Kim Minh: uống nhiều nước và bổ sung vitamin 
Được trêu chọc là “người có thể phồng lên và xẹp xuống như quả bóng”. Có thể hôm nay bạn gặp một Kim Minh đầy đặn thì một tuần sau gặp lại bạn sẽ thấy cô khác hẳn. Làm thế nào cô có thể điều khiển được trọng lượng?
Kim Minh cho biết: “Do đặc thù công việc người mẫu, nên Minh phải luôn kiểm soát được tình trạng cân nặng của mình. Mỗi khi tăng cân dù ít hay nhiều là Minh biết ngay.
Minh áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Buổi sáng uống thật nhiều nước, không uống một lúc nhưng uống đến ba lần với ba cốc nước đầy trước khi ăn sáng và ăn sáng thật ít. Trong ngày Minh luôn mang theo chai nước bên mình để uống. Ăn trưa đúng giờ nhưng khẩu phần ăn chủ yếu là rau và các món ăn nhẹ, hạn chế ăn cơm. Buổi ăn chiều cũng thế. Đặc biệt thời gian này Minh hoàn toàn không ăn khuya. Trong thời gian giảm cân Minh luôn bổ sung vitamin cho cơ thể bằng cách mỗi ngày Minh uống thêm hai ly nước cam và 1 – 2 ly nước bưởi ép. Song song với chế độ ăn kiêng này thì nếu có thời gian rảnh Minh lại đến hồ bơi vì đây là cách tốt nhất để làm cho cơ thể thon gọn nhanh nhất”.
4. Nắng nóng, lắm bệnh cần phải dè chừng
Thời tiết nắng nóng, oi bức từ 36 – 37oC trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của không ít người. Nếu tình hình kéo dài, theo các chuyên gia sức khoẻ, cần phải lưu ý đến một số bệnh tật thường gặp trong mùa này.
Quan sát tình hình bệnh trong vài năm gần đây, bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết: “Nếu ở xứ lạnh, bệnh hô hấp phát triển nhiều vào mùa lạnh thì ở nước ta các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ tăng cao trong mùa nóng”. Lý do là vào mùa nóng người lớn thường cho trẻ nằm quạt, nằm máy lạnh quá nhiều. Những bệnh hô hấp thường gặp là cảm ho, nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, và trong 20% trường hợp mắc những bệnh này có thể tiến triển thành viêm phổi.
Bác sĩ Tuấn cũng lưu ý phụ huynh cho trẻ chích ngừa đầy đủ những mũi bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Về những mũi chích ngừa tự nguyện, nếu có điều kiện, nên cho trẻ chích ngừa bệnh viêm màng não mũ do Hib (gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenza B) cho trẻ dưới năm tuổi. Bệnh này xảy ra quanh năm, nhưng có thể gây viêm phổi nặng. Một bệnh khác cũng có thể ngừa được bằng vaccine là viêm phổi do phế cầu, xảy ra sau những đợt cảm cúm do siêu vi. Để phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ trong mùa nóng, bác sĩ Tuấn lưu ý người lớn cần cho trẻ nằm quạt, máy lạnh một cách hợp lý. Nếu thấy bệnh kéo dài hoặc có triệu chứng trở nặng, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay.
Cũng ở trẻ con, mùa nóng cần lưu ý những bệnh về da như rôm, sảy, u nhọt, nhiễm trùng da. Ở người lớn, thời tiết tăng cao khiến cho những người có mồ hôi dầu dễ nổi mụn nhọt. Do trời nóng làm tăng tiết mồ hôi, nên nếu giữ vệ sinh da không tốt, cũng có thể bị các bệnh do nấm như lang ben, hắc lào. Bác sĩ Lý Hữu Đức, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Da liễu, ghi nhận các bệnh này tăng cao trong những ngày nắng nóng vừa qua. Bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu để nhiễm trùng da, vi khuẩn có thể theo máu xâm nhập vào cơ thể gây viêm cơ tim, viêm cầu thận. Phòng ngừa những bệnh này, bác sĩ Đức khuyên giữ vệ sinh cá nhân tốt, mặc quần áo thoáng mát. Với trẻ con, cần tăng cường lau mát, tắm bằng trà xanh, hạn chế ăn đồ ngọt.
Đối với người lớn tuổi, trời nắng nóng có thể là tác nhân khiến các bệnh tim mạch trở nặng. Bác sĩ Phan Hữu Phước, trưởng khoa lão bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, giải thích do nhiệt độ tăng cao làm mất nước, rối loạn điện giải. Để phòng ngừa, ngoài việc bù nước đầy đủ, cần cho người lớn tuổi ở môi trường thoáng mát, theo dõi huyết áp và các dấu hiệu bệnh thường xuyên.

Trong cơ thể chỉ có khoảng 15 – 23mg iốt, lượng này ít hơn 100 lần so với trọng lượng của sắt trong cơ thể. Đây là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Khi trẻ thiếu iốt
Tương tự với kẽm, thiếu iốt thường xuyên sẽ có những ảnh hưởng khó lường:
Thiếu iốt sẽ dẫn tới giảm hoạt tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol… Ở trẻ em, nếu được cung cấp bổ sung iốt kịp thời sẽ cải thiện được hoạt động trí tuệ và không có dấu hiệu của giảm hoạt giáp.
Trẻ thời kỳ thiếu niên bị thiếu iốt, sự phát triển thể chất cũng như trí não không bình thường, có thể bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn…

 Cần bổ sung iốt vào bữa ăn của trẻ.
Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.
Phụ nữ mang thai thiếu iốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Người ta đã chứng minh, thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật.
Phòng ngừa thiếu iốt cho trẻ
Với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé.
Với trẻ đã ăn dặm thì cần bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày. Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh…

I-ốt: nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể trẻ 2
Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua
Trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp iốt khá tốt. Vì vậy, các bà mẹ chú ý thêm vào thực đơn cho bé từ nguồn thức ăn giàu iốt này.
Nhu cầu iốt của trẻ/ngày là: Trẻ còn bú từ 0 – 6 tháng cần 40mcg; trẻ còn bú từ 6 – 12 tháng cần 50mcg; trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4 – 9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10 – 12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày; phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày.
Nếu lượng iốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn nhu cầu hoặc uống thuốc chứa iốt thường xuyên… sẽ gây nên hội chứng cường giáp (bệnh Basedow), ngoài ra còn có thể bị u độc tuyến giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).
Lượng iốt có trong 100g thực phẩm: muối iốt: 555mcg, rau dền: 50mcg, nước mắm: 950mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg…
Sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể trẻ và phòng được các rối loạn do thiếu i-ốt.
Những thực phẩm có iốt
Các thực phẩm trên cạn như trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao (4-90mcg/kg), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng iốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thức ăn thực vật (ngũ cốc, rau quả) có hàm lượng iốt thấp nhất. Lượng iốt có trong thực phẩm còn phụ thuộc vào lượng iốt có trong đất và nước của từng vùng.
Ngoài ra, trong muối có hàm lượng iốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng iốt càng ít. Hàm lượng iốt trong muối biển khoảng 20mcg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2mcg iốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.
I-ốt: nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể trẻ 3
Những thực phẩm chứa iốt cao (hàm lượng iốt/100g thực phẩm đó):
 1.Tảo bẹ: 1mg (1.000mcg)
 2.Tảo tía (khô): 1.800mcg
 3.Rau chân vịt: 164mcg
 4.Rau cần: 160mcg
 5.Cá biển: 80mcg
 6.Muối biển: 2mcg
 7.Củ mài: 14mcg
 8.Muối ăn có iốt: 7.600mcg
 9.Cải thảo: 9.8mcg
 10.Trứng gà: 9.7mcg

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự thay đổi thời gian của mùa như là một sự khởi đầu. Mới chỉ có như vậy nhưng trẻ em đã bị những tác động không nhỏ đến sức khỏe như số trẻ bị sốt, mắc các bệnh liên quan đến virut, vi khuẩn… gia tăng.

Biến đổi khí hậu đang diễn biến như thế nào?
Do sự đốt cháy nhiên liệu (than, xăng, dầu) trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động sinh hoạt hàng ngày thải ra nhiều khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm nhiệt độ trái đất đang nóng dần lên, mực nước biển dâng cao đáng kể do băng tan ở hai đầu cực làm cho nhiều loài động thực vật bị đe dọa tuyệt chủng.

Theo ước tính, nếu sự thất thoát khí tiếp tục gia tăng như hiện nay thì nhiệt độ tăng thêm ít nhất 3 độ C vào năm 2100, mực nước biển dâng cao 25m, sẽ mất đi 50% loài. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu sẽ làm tăng hiểm họa do thay đổi môi trường, gây nhiều tai họa về thời tiết, tăng stress về nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn lây lan từ nguồn nước và thực phẩm. Đối với trẻ em, sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe trên ba lĩnh vực biến đổi môi trường, thay đổi thời tiết và thay đổi về sinh thái.

Tăng bệnh hô hấp và phơi nhiễm bức xạ cực tím
Hai vấn đề chính về thay đổi môi trường mà trẻ phải chịu đựng là không khí ô nhiễm và tăng phơi nhiễm với tia cực tím.
Từ đốt cháy nhiên liệu, cháy rừng và hoạt động nông nghiệp, không khí bị ô nhiễm bởi khí ozon, nitrogen oxide, sulfur oxid và các thành phần hữu hình khác gây hiệu quả bất lợi cho hô hấp. Ủy ban Sức khỏe môi trường của Hội Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, trẻ sống trong vùng không khí ô nhiễm làm giảm phát triển phổi, giảm chức năng phổi, tăng nhiễm khuẩn hô hấp, hen, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trẻ em tăng, sinh non và sinh thấp cân.
 Hội chứng phổi do hantavirus liên quan đến hiện tượng El Nino.
Tầng ozon khí quyển suy giảm dẫn tới tăng phơi nhiễm cực tím lớn hơn gây cháy nắng và suy giảm miễn dịch. Trẻ bị cháy nắng rõ sẽ tăng nguy cơ bị u hắc sắc tố ác tính sau này. Trẻ bị cháy nắng ở tuổi 10-15 bị nguy cơ phát triển u hắc sắc tố ác tính gấp 3 lần.
Thay đổi thời tiết tác động đến sức khỏe toàn thân trẻ
Thời tiết thay đổi, có nhiều đợt nóng dữ dội, nhiệt độ trung bình mùa hè tăng từ 2-3 độ C, tần số sóng nhiệt nóng cũng tăng lên gây ban đỏ, ngất xỉu, chuột rút, kiệt sức và cảm nhiệt. Nhiệt nóng tích tụ ở đại dương, nước bốc hơi, biển băng tan dần gây mưa to, nhiều lũ lụt. Mặt khác, nước mặt đất bốc hơi nhiều, chưa kịp mưa gây hạn hán kéo dài. Hậu quả của những thảm họa thiên nhiên (lũ lụt, hạn hán) này mà trẻ phải chịu đựng là đuối nước, mất nước, bị bệnh đường tiêu hóa và sang chấn tâm thần.
Hạn hán gây thiếu nguồn nước sạch và là yếu tố thuận lợi cho bệnh tiêu chảy, ghẻ lở, viêm màng tiếp hợp, bệnh mắt hột bùng phát. Các sang chấn tinh thần mà trẻ thường gặp phải khi chứng kiến thảm họa thiên nhiên tàn phá nhà cửa, rơi vào cảnh vô gia cư, mất người thân… là rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần.
 Hạn hán làm khan hiếm nguồn nước gây tăng số trẻ bị ghẻ.
Thay đổi sinh thái phát sinh bệnh nhiễm khuẩn mới
Sinh thái thay đổi ảnh hưởng tới sản xuất lương thực, môi trường nhiều dị nguyên, nguy cơ phơi nhiễm nhiều bệnh nhiễm khuẩn và phát sinh nhiều bệnh nhiễm khuẩn mới, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sống còn của trẻ em. Ước tính có khoảng 790 triệu người hiện nay đang thiếu dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng ở trẻ sẽ khiến trẻ còi cọc về thể chất, chậm phát triển trí tuệ và mắc nhiều bệnh nặng.
Thời tiết ấm hơn, kết hợp với các thảm họa lũ lụt, khô hạn là điều kiện cho nấm mốc sản sinh độc tố phát triển gây ung thư, ngộ độc nấm và khuyết tật khi sinh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn làm tăng nguy cơ dị ứng và hen ở trẻ em do tương tác giữa bụi phấn hoa với ô nhiễm môi trường, bão, mưa to có sấm chớp… Trẻ em là đối tượng chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và khả năng ứng phó với thay đổi khí hậu nên nguy cơ phơi nhiễm bệnh khuẩn như sốt rét, bệnh Dengue, viêm não, bệnh Lyme lớn hơn.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả là biến đổi khí hậu đã phát sinh khoảng 30 bệnh nhiễm khuẩn mới hoặc những bệnh cũ trỗi dậy ở những vùng mới như bùng phát hội chứng phổi do hantavirus ở Tây Nam Hoa Kỳ có liên quan tới hiện tượng El Nino khiến  tỷ lệ tử vong tới 36%; nhiễm khuẩn do virus Tây sông Nile được báo cáo đầu tiên ở New York năm 1999 nhưng đến 2003 đã có 9.862 người mắc từ 45 bang ở quận Columbia.
Trước những biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến sức khỏe trẻ em, vai trò của thầy thuốc nhi khoa rất quan trọng trong việc góp phần làm hạn chế bệnh nặng và chăm sóc sức khỏe khi trẻ mắc bệnh.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, đất, nước và thực phẩm; 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố về môi trường; 5 triệu trẻ em chết do bệnh có liên quan tới ô nhiễm không khí; tỷ lệ mắc hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua do tăng ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, cháy lớn… có thể gây sang chấn tâm thần mạnh với trẻ em khi các em phải chứng kiến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc các bệnh nhiễm khuẩn…
Design by Hao Tran -