Hiển thị các bài đăng có nhãn Mọc răng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mọc răng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Ở trẻ em các bệnh về răng miệng thường là chậm mọc răng, nướu sưng tấy hoặc sâu răng,… Vậy những vấn đề này có thật sự nghiêm trọng không? Và cách phòng ngừa hiệu quả bệnh răng miệng như thế nào?

Cuộc sống bận rộn khiến các bậc phụ huynh ít chăm sóc được nhiều hơn tới con em mình, nhất là về răng miệng. Vì vậy, không ít trẻ đã mắc phải những vấn đề liên quan đến bệnh răng miệng như các mô tả ở dưới đây:
Mọc răng
Khi trẻ mọc răng có thể sẽ khiến sưng nướu, sốt nhẹ, nước dãi nhiều, hay quấy khóc, … Và vấn đề mọc răng nhanh hay chậm ở trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: gen, sự phát triển của hàm, hoạt động của cơ và nếu trẻ em bị hội chứng Down có thể bị trì hoãn việc mọc răng đến 2 năm.

Trẻ chậm mọc răng
Ngoài ra, trong khi mọc răng trẻ có thể gặp các vấn đề như răng mọc so le nhau, hoặc mọc chồng lên nhau mà người ta còn gọi là chứng răng khểnh, hoặc cũng có thể các răng mọc lên sẽ có kích thước và hình dạng khác nhau, … cũng chính là các vấn đề của bệnh răng miệng. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bạn hãy trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có kế hoạch điều trị răng miệng hiệu quả.
Bệnh răng miệng 2
Thời kì mọc răng trẻ thường bú ngón tay
Nghiến răng
Thi thoảng trong lúc ngủ bạn sẽ nghe thấy tiếng nghiến răng của trẻ. Vấn đề này là sự xuất hiện phổ biến ở những trẻ bị liệt não hay chậm phát triển trí não nghiêm trọng. Và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến mòn răng và bề mặt bị nhức buốt gây khó khăn cho trẻ trong việc ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy, hãy quan tâm đến vấn đề răng miệng ở trẻ và cho bé đi khám sức khỏe răng miệng định kì để phát hiện sớm các nguồn bệnh.
Bệnh răng miệng 3
Khi ngủ trẻ có thể hay nghiến răng
Sâu răng
Các bệnh răng miệng ở trẻ con là bệnh mục xương răng, hay sâu răng. Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra như có thể có liên quan đến việc nôn mửa hay trào ngược dạ dày thực quản, ít hơn lượng bình thường của nước bọt, vệ sinh răng miệng kém, hay ăn kẹo ngọt, ….  Vì vậy, để tránh bệnh sâu răng, bạn nên tạo thói quen cho trẻ đánh răng thường xuyên sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Đồng thời cho trẻ đi khám nha khoa định kì sẽ giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ được tốt hơn.
N.A
Design by Hao Tran -