Hiển thị các bài đăng có nhãn Dấu hiệu suy dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dấu hiệu suy dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Theo WHO (9/1980), mỗi năm tại các nước thuộc thế giới thứ ba, có 10,4 triệu trẻ em dưới 11 tháng tuổi và 4,4 triệu trẻ em từ 1 - 4 tuổi bị chết mà 57% là do SDDPNL (43% là do bệnh nhiễm trùng mà chủ yếu là ỉa chảy, nghĩa là cứ mỗi phút có 25 trẻ < 5 tuổi bị chết do suy dinh dưỡng (SDD.Vậy suy dinh dưỡng biểu hiện như thế nào và bạn đã thật sự theo sát tình trạng sức khỏe trẻ em?

dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong

I.Lâm sàng

* Giai đoạn sớm :
 Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay trẻ sụt cân
* Giai đoàn toàn phát :
 Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp

1 .Thể phù( Kwashiokor)

      Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Gan sẽ tăng hoạt động tân tạo chất béo và chất đạm, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, thận niệu…  trong một điều kiện thiếu hụt các chất hỗ trợ cho hoạt động chuyển hóa, kết quả là các cơ quan trong cơ thể dần dần trở nên suy kiệt, tế bào bị thoái hóa… Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là :
-Phù trắng, mềm toàn thân : Do giảm đạm máu, giảm albumin trong máu làm giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào.
-Rối loạn sắc tố da
-Thiếu máu : Da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc, móng…
-Còi xương, biểu hiện thiếu vitamin D, hạ canxi huyết
-Biểu hiện thiếu vitamin A : còi cọc, khô giác mạc, quáng gà, hay bệnh…
-Triệu chứng bệnh ở các cơ quan: Gan thoái hoá mỡ, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu
-Chậm phát triển tâm thần, vận động.

 2.    Thể teo đét (Maramus)

Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, vẻ ngoài giống như ông già, các bắp thịt teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn do tổn thương các cơ quan nhẹ hơn : gan không thoái hoá mỡ, không bị đe doạ suy tim, niêm mạc ruột bị ảnh hưởng ít, mức độ thiếu các chất dinh dưỡng thường nhẹ hơn thể phù.

 3.  Thể hỗn hợp:

Phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.

II .Cận lâm sàng:

-Thiếu máu nhược sắc : Hồng cầu giảm về số lượng, kích thước và nồng độ huyết cầu tố, Hct giảm, dự trữ sắt, vitamine B12, axit folic.. giảm
-Đạm máu : giảm, nhất là albumine trong thể phù
-Giảm các men chuyển hoá
-Giảm các chất điện giải nhất là trong thể phù
-Rối loạn lipide máu
-Suy giảm chức năng gan
-Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng
Design by Hao Tran -