Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn cho mẹ và bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn cho mẹ và bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Năm 2011, viêm phổi đã cướp đi 1,3 triệu mạng sống, là nguyên nhân dẫn đến gần 1/5 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, mỗi ngày có 11 trẻ dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi. Càng trẻ nghèo, nguy cơ chết vì viêm phổi càng cao.

Thông tin trên được Ông Jesper Moller, Phó Đại diện UNICEF Việt Nam cho biết hôm 12/11, nhân kỷ niệm Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi lần thứ tư diễn ra hàng năm.
Ông Jesper Moller đánh giá: “Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em ở Việt Nam. Gánh nặng lớn nhất trong phòng chống viêm phổi lại rơi vào những gia đình nghèo nhất, là những gia đình vốn đã có quá nhiều gánh nặng. Một đứa trẻ sống trong một gia đình nghèo có nguy cơ chết vì viêm phổi cao hơn rất nhiều so với những trẻ sống trong 20% những hộ gia đình giàu nhất”.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Chậm phát triển trí tuệ không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.

Chậm phát triển trí tuệ có nhiều mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Ở những thể nặng chẩn đoán dễ dàng vì bệnh cảnh lâm sàng khá rõ nhưng can thiệp điều trị lại rất ít kết quả. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thể nặng và thể vừa đều có những biểu hiện kém về mặt tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong hoặc có những dị dạng cơ thể ở nhiều bộ phận. Rất may theo số liệu điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả thì chậm phát triển trí tuệ thể nặng chỉ chiếm 5%.

 Ảnh minh họa
Còn chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ thể nhẹ thì khó vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng nên khó phân biệt nó với giới hạn bình thường nhưng nó lại chiếm tới hơn 80%. Ở mức độ nhẹ này việc can thiệp bằng giáo dục, huấn luyện có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, hòa nhập tốt hơn vào môi trường xã hội. Chính vì vậy, cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để có thể phục hồi sớm cho trẻ.
Có thể phát hiện sớm ở những tuần lễ đầu tiên như không có nhu cầu ăn bú (có thể kéo dài vài tháng), trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc, chậm cười, chập phản ứng theo tiếng động, chậm phát triển về tâm vận động như lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói… chậm biết nhai. Trẻ chậm phát triển tâm thần thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ những tuần đầu.
Tuy nhiên, có một số trẻ phát triển bình thường tới một tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) rồi mới biểu hiện chậm phát triển tâm thần. Ngược lại, có trẻ có biểu hiện chậm phát triển về tâm vận động nhưng đến tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) lại phát triển nhanh đuổi kịp trẻ cùng tuổi. Do vậy, cần phải khám theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ thì mới có kết luận chính xác và đưa ra cách xử trí kịp thời.

1. Làm gì khi răng mọc lệch lạc, hô hay móm?

Răng bị lệch lạc, hô, hay móm…, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng bị lệch khó làm sạch, dễ dẫn đến các bệnh như sâu răng, viêm nướu. Những “trục trặc” trên xử lí dễ dàng hơn nếu được chữa trị sớm. Bên cạnh việc khám trên răng miệng, bác sĩ chỉ định chụp phim X-quang để kiểm tra răng miệng. Với trẻ, nhờ chụp X-quang sẽ xác định trẻ có thiếu mầm răng vĩnh viễn nào không, dự đoán thời gian thay răng cũng như mức độ lệch lạc răng, từ đó đưa ra giải pháp điều trị.
Một trong những giải pháp quan trọng là chỉnh nha. Đây là biện pháp sử dụng các khí cụ tháo lắp hoặc mắc cài cố định, sắp xếp lại răng đúng vị trí. Với những tiến bộ của kỹ thuật nha khoa, chỉnh nha không chỉ dành cho trẻ mà còn dành cho người lớn. Ngay cả ở độ tuổi 50 vẫn chỉnh nha được. Thời gian chỉnh nha kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm rưỡi. Trong thời gian này, khách hàng sẽ được hướng dẫn chải răng đúng cách, đồng thời bác sĩ sẽ phát hiện ra những răng bị sâu hoặc những bệnh khác liên quan đến răng miệng để có hướng xử lý.
2. Gắp đầu bấm viết bi mắc trong phổi, phế quản
Hai trẻ có dị vật trong đường hô hấp vừa được cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và xuất viện ngày 19.3.
Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhi 14 tuổi, ở Vũng Tàu bị dị vật là đầu bấm viết bi mắc trong phế quản.
Trường hợp thứ hai là một bệnh nhi 10 tuổi (Gò Vấp), bị dị vật đầu bấm viết bi nhựa hình cây dù rớt vào đường thở, nằm ở đáy phế quản bên phải, gây viêm đáy phổi.
Theo lời kể của hai bệnh nhi, các em đã gặp tai nạn khi đang học bài, ngậm đầu nút bấm viết bi và vô tình để đầu nút rớt vào trong họng.
Hai ca nói trên thành công nhờ hoạt động mô hình liên khoa hô hấp, tai mũi họng và phẫu thuật của bệnh viện.

3. Kim Minh: uống nhiều nước và bổ sung vitamin 
Được trêu chọc là “người có thể phồng lên và xẹp xuống như quả bóng”. Có thể hôm nay bạn gặp một Kim Minh đầy đặn thì một tuần sau gặp lại bạn sẽ thấy cô khác hẳn. Làm thế nào cô có thể điều khiển được trọng lượng?
Kim Minh cho biết: “Do đặc thù công việc người mẫu, nên Minh phải luôn kiểm soát được tình trạng cân nặng của mình. Mỗi khi tăng cân dù ít hay nhiều là Minh biết ngay.
Minh áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Buổi sáng uống thật nhiều nước, không uống một lúc nhưng uống đến ba lần với ba cốc nước đầy trước khi ăn sáng và ăn sáng thật ít. Trong ngày Minh luôn mang theo chai nước bên mình để uống. Ăn trưa đúng giờ nhưng khẩu phần ăn chủ yếu là rau và các món ăn nhẹ, hạn chế ăn cơm. Buổi ăn chiều cũng thế. Đặc biệt thời gian này Minh hoàn toàn không ăn khuya. Trong thời gian giảm cân Minh luôn bổ sung vitamin cho cơ thể bằng cách mỗi ngày Minh uống thêm hai ly nước cam và 1 – 2 ly nước bưởi ép. Song song với chế độ ăn kiêng này thì nếu có thời gian rảnh Minh lại đến hồ bơi vì đây là cách tốt nhất để làm cho cơ thể thon gọn nhanh nhất”.
4. Nắng nóng, lắm bệnh cần phải dè chừng
Thời tiết nắng nóng, oi bức từ 36 – 37oC trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của không ít người. Nếu tình hình kéo dài, theo các chuyên gia sức khoẻ, cần phải lưu ý đến một số bệnh tật thường gặp trong mùa này.
Quan sát tình hình bệnh trong vài năm gần đây, bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết: “Nếu ở xứ lạnh, bệnh hô hấp phát triển nhiều vào mùa lạnh thì ở nước ta các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ tăng cao trong mùa nóng”. Lý do là vào mùa nóng người lớn thường cho trẻ nằm quạt, nằm máy lạnh quá nhiều. Những bệnh hô hấp thường gặp là cảm ho, nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, và trong 20% trường hợp mắc những bệnh này có thể tiến triển thành viêm phổi.
Bác sĩ Tuấn cũng lưu ý phụ huynh cho trẻ chích ngừa đầy đủ những mũi bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Về những mũi chích ngừa tự nguyện, nếu có điều kiện, nên cho trẻ chích ngừa bệnh viêm màng não mũ do Hib (gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenza B) cho trẻ dưới năm tuổi. Bệnh này xảy ra quanh năm, nhưng có thể gây viêm phổi nặng. Một bệnh khác cũng có thể ngừa được bằng vaccine là viêm phổi do phế cầu, xảy ra sau những đợt cảm cúm do siêu vi. Để phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ trong mùa nóng, bác sĩ Tuấn lưu ý người lớn cần cho trẻ nằm quạt, máy lạnh một cách hợp lý. Nếu thấy bệnh kéo dài hoặc có triệu chứng trở nặng, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay.
Cũng ở trẻ con, mùa nóng cần lưu ý những bệnh về da như rôm, sảy, u nhọt, nhiễm trùng da. Ở người lớn, thời tiết tăng cao khiến cho những người có mồ hôi dầu dễ nổi mụn nhọt. Do trời nóng làm tăng tiết mồ hôi, nên nếu giữ vệ sinh da không tốt, cũng có thể bị các bệnh do nấm như lang ben, hắc lào. Bác sĩ Lý Hữu Đức, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Da liễu, ghi nhận các bệnh này tăng cao trong những ngày nắng nóng vừa qua. Bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu để nhiễm trùng da, vi khuẩn có thể theo máu xâm nhập vào cơ thể gây viêm cơ tim, viêm cầu thận. Phòng ngừa những bệnh này, bác sĩ Đức khuyên giữ vệ sinh cá nhân tốt, mặc quần áo thoáng mát. Với trẻ con, cần tăng cường lau mát, tắm bằng trà xanh, hạn chế ăn đồ ngọt.
Đối với người lớn tuổi, trời nắng nóng có thể là tác nhân khiến các bệnh tim mạch trở nặng. Bác sĩ Phan Hữu Phước, trưởng khoa lão bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, giải thích do nhiệt độ tăng cao làm mất nước, rối loạn điện giải. Để phòng ngừa, ngoài việc bù nước đầy đủ, cần cho người lớn tuổi ở môi trường thoáng mát, theo dõi huyết áp và các dấu hiệu bệnh thường xuyên.

Trong cơ thể chỉ có khoảng 15 – 23mg iốt, lượng này ít hơn 100 lần so với trọng lượng của sắt trong cơ thể. Đây là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Khi trẻ thiếu iốt
Tương tự với kẽm, thiếu iốt thường xuyên sẽ có những ảnh hưởng khó lường:
Thiếu iốt sẽ dẫn tới giảm hoạt tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol… Ở trẻ em, nếu được cung cấp bổ sung iốt kịp thời sẽ cải thiện được hoạt động trí tuệ và không có dấu hiệu của giảm hoạt giáp.
Trẻ thời kỳ thiếu niên bị thiếu iốt, sự phát triển thể chất cũng như trí não không bình thường, có thể bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn…

 Cần bổ sung iốt vào bữa ăn của trẻ.
Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.
Phụ nữ mang thai thiếu iốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Người ta đã chứng minh, thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật.
Phòng ngừa thiếu iốt cho trẻ
Với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé.
Với trẻ đã ăn dặm thì cần bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày. Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh…

I-ốt: nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể trẻ 2
Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua
Trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp iốt khá tốt. Vì vậy, các bà mẹ chú ý thêm vào thực đơn cho bé từ nguồn thức ăn giàu iốt này.
Nhu cầu iốt của trẻ/ngày là: Trẻ còn bú từ 0 – 6 tháng cần 40mcg; trẻ còn bú từ 6 – 12 tháng cần 50mcg; trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4 – 9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10 – 12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày; phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày.
Nếu lượng iốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn nhu cầu hoặc uống thuốc chứa iốt thường xuyên… sẽ gây nên hội chứng cường giáp (bệnh Basedow), ngoài ra còn có thể bị u độc tuyến giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).
Lượng iốt có trong 100g thực phẩm: muối iốt: 555mcg, rau dền: 50mcg, nước mắm: 950mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg…
Sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể trẻ và phòng được các rối loạn do thiếu i-ốt.
Những thực phẩm có iốt
Các thực phẩm trên cạn như trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao (4-90mcg/kg), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng iốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thức ăn thực vật (ngũ cốc, rau quả) có hàm lượng iốt thấp nhất. Lượng iốt có trong thực phẩm còn phụ thuộc vào lượng iốt có trong đất và nước của từng vùng.
Ngoài ra, trong muối có hàm lượng iốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng iốt càng ít. Hàm lượng iốt trong muối biển khoảng 20mcg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2mcg iốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.
I-ốt: nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể trẻ 3
Những thực phẩm chứa iốt cao (hàm lượng iốt/100g thực phẩm đó):
 1.Tảo bẹ: 1mg (1.000mcg)
 2.Tảo tía (khô): 1.800mcg
 3.Rau chân vịt: 164mcg
 4.Rau cần: 160mcg
 5.Cá biển: 80mcg
 6.Muối biển: 2mcg
 7.Củ mài: 14mcg
 8.Muối ăn có iốt: 7.600mcg
 9.Cải thảo: 9.8mcg
 10.Trứng gà: 9.7mcg

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự thay đổi thời gian của mùa như là một sự khởi đầu. Mới chỉ có như vậy nhưng trẻ em đã bị những tác động không nhỏ đến sức khỏe như số trẻ bị sốt, mắc các bệnh liên quan đến virut, vi khuẩn… gia tăng.

Biến đổi khí hậu đang diễn biến như thế nào?
Do sự đốt cháy nhiên liệu (than, xăng, dầu) trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động sinh hoạt hàng ngày thải ra nhiều khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm nhiệt độ trái đất đang nóng dần lên, mực nước biển dâng cao đáng kể do băng tan ở hai đầu cực làm cho nhiều loài động thực vật bị đe dọa tuyệt chủng.

Theo ước tính, nếu sự thất thoát khí tiếp tục gia tăng như hiện nay thì nhiệt độ tăng thêm ít nhất 3 độ C vào năm 2100, mực nước biển dâng cao 25m, sẽ mất đi 50% loài. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu sẽ làm tăng hiểm họa do thay đổi môi trường, gây nhiều tai họa về thời tiết, tăng stress về nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn lây lan từ nguồn nước và thực phẩm. Đối với trẻ em, sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe trên ba lĩnh vực biến đổi môi trường, thay đổi thời tiết và thay đổi về sinh thái.

Tăng bệnh hô hấp và phơi nhiễm bức xạ cực tím
Hai vấn đề chính về thay đổi môi trường mà trẻ phải chịu đựng là không khí ô nhiễm và tăng phơi nhiễm với tia cực tím.
Từ đốt cháy nhiên liệu, cháy rừng và hoạt động nông nghiệp, không khí bị ô nhiễm bởi khí ozon, nitrogen oxide, sulfur oxid và các thành phần hữu hình khác gây hiệu quả bất lợi cho hô hấp. Ủy ban Sức khỏe môi trường của Hội Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, trẻ sống trong vùng không khí ô nhiễm làm giảm phát triển phổi, giảm chức năng phổi, tăng nhiễm khuẩn hô hấp, hen, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trẻ em tăng, sinh non và sinh thấp cân.
 Hội chứng phổi do hantavirus liên quan đến hiện tượng El Nino.
Tầng ozon khí quyển suy giảm dẫn tới tăng phơi nhiễm cực tím lớn hơn gây cháy nắng và suy giảm miễn dịch. Trẻ bị cháy nắng rõ sẽ tăng nguy cơ bị u hắc sắc tố ác tính sau này. Trẻ bị cháy nắng ở tuổi 10-15 bị nguy cơ phát triển u hắc sắc tố ác tính gấp 3 lần.
Thay đổi thời tiết tác động đến sức khỏe toàn thân trẻ
Thời tiết thay đổi, có nhiều đợt nóng dữ dội, nhiệt độ trung bình mùa hè tăng từ 2-3 độ C, tần số sóng nhiệt nóng cũng tăng lên gây ban đỏ, ngất xỉu, chuột rút, kiệt sức và cảm nhiệt. Nhiệt nóng tích tụ ở đại dương, nước bốc hơi, biển băng tan dần gây mưa to, nhiều lũ lụt. Mặt khác, nước mặt đất bốc hơi nhiều, chưa kịp mưa gây hạn hán kéo dài. Hậu quả của những thảm họa thiên nhiên (lũ lụt, hạn hán) này mà trẻ phải chịu đựng là đuối nước, mất nước, bị bệnh đường tiêu hóa và sang chấn tâm thần.
Hạn hán gây thiếu nguồn nước sạch và là yếu tố thuận lợi cho bệnh tiêu chảy, ghẻ lở, viêm màng tiếp hợp, bệnh mắt hột bùng phát. Các sang chấn tinh thần mà trẻ thường gặp phải khi chứng kiến thảm họa thiên nhiên tàn phá nhà cửa, rơi vào cảnh vô gia cư, mất người thân… là rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần.
 Hạn hán làm khan hiếm nguồn nước gây tăng số trẻ bị ghẻ.
Thay đổi sinh thái phát sinh bệnh nhiễm khuẩn mới
Sinh thái thay đổi ảnh hưởng tới sản xuất lương thực, môi trường nhiều dị nguyên, nguy cơ phơi nhiễm nhiều bệnh nhiễm khuẩn và phát sinh nhiều bệnh nhiễm khuẩn mới, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sống còn của trẻ em. Ước tính có khoảng 790 triệu người hiện nay đang thiếu dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng ở trẻ sẽ khiến trẻ còi cọc về thể chất, chậm phát triển trí tuệ và mắc nhiều bệnh nặng.
Thời tiết ấm hơn, kết hợp với các thảm họa lũ lụt, khô hạn là điều kiện cho nấm mốc sản sinh độc tố phát triển gây ung thư, ngộ độc nấm và khuyết tật khi sinh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn làm tăng nguy cơ dị ứng và hen ở trẻ em do tương tác giữa bụi phấn hoa với ô nhiễm môi trường, bão, mưa to có sấm chớp… Trẻ em là đối tượng chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và khả năng ứng phó với thay đổi khí hậu nên nguy cơ phơi nhiễm bệnh khuẩn như sốt rét, bệnh Dengue, viêm não, bệnh Lyme lớn hơn.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả là biến đổi khí hậu đã phát sinh khoảng 30 bệnh nhiễm khuẩn mới hoặc những bệnh cũ trỗi dậy ở những vùng mới như bùng phát hội chứng phổi do hantavirus ở Tây Nam Hoa Kỳ có liên quan tới hiện tượng El Nino khiến  tỷ lệ tử vong tới 36%; nhiễm khuẩn do virus Tây sông Nile được báo cáo đầu tiên ở New York năm 1999 nhưng đến 2003 đã có 9.862 người mắc từ 45 bang ở quận Columbia.
Trước những biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến sức khỏe trẻ em, vai trò của thầy thuốc nhi khoa rất quan trọng trong việc góp phần làm hạn chế bệnh nặng và chăm sóc sức khỏe khi trẻ mắc bệnh.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, đất, nước và thực phẩm; 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố về môi trường; 5 triệu trẻ em chết do bệnh có liên quan tới ô nhiễm không khí; tỷ lệ mắc hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua do tăng ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, cháy lớn… có thể gây sang chấn tâm thần mạnh với trẻ em khi các em phải chứng kiến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc các bệnh nhiễm khuẩn…

Không chỉ mẹ bé gái 4 tuổi dạy con “chửi chồng” rồi quay video tung lên mạng, nhiều cha mẹ cũng thi nhau khoe con trên Internet với những clip như: bé 2 tuổi hút thuốc lào, bé đánh nhau, bé 2 tuổi uống thuốc lắc nhảy…

Nhiều độc giả đã gửi thư đến bày tỏ bức xúc và lên án gay gắt hành động trên, cho rằng mẹ cháu bé dạy con phản giáo dục. Đoạn video cho thấy cô bé trạc 4 tuổi đang nhại giọng người lớn mắng nhiếc “chồng”, xen vào là lời “chỉ đạo nghệ thuật” của người tự xưng mẹ bé.

“Sao bạn có thể dạy con những điều như vậy chứ, trong khi bé chỉ có 4 tuổi đầu?Bạn có biết là bạn đang hướng con theo hướng tiêu cực của xã hội không? Bạn không dạy cho bé những điều hay lẽ phải mà dạy cho con mình chửi bới thế à? Bạn nên coi lại tư cách làm mẹ của mình đi”, độc giả Thanh Tu bức xúc.
Còn độc giả Phạm Chí Công đánh giá gay gắt hơn: “Không lời gì tả nổi. Thế này làm sao mà xã hội chẳng loạn, không biết trắng đen phải trái thế nào? Vậy mà còn tự hào khoe lên mạng”.
Bên cạnh đó cũng có người khen bé gái ở tài diễn xuất, nhưng tiếc là được dạy những điều không hay. “Đây là một em bé ngoan, ngoan đến mức mẹ kêu gì làm nấy. Chỉ xui cho bé là gặp một bà mẹ không ra mẹ thôi à”. “Đừng nghĩ đó chỉ là một vai diễn, hay em bé thông minh. Hãy nghĩ lại bạn đã đưa những thức gì vào đầu con trẻ, bà mẹ trẻ à!”.
Trên các trang mạng cộng đồng hiện nay, không thiếu những clip, album ảnh ghi hình các “công chúa, hoàng tử” làm đủ chuyện, từ đóng hài đến nhảy hiphop, hát karaoke, hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu… được chính cha mẹ hoặc người thân các em đăng lên.
Có cha mẹ đưa nhiều clip lên mạng, ghi lại hình ảnh của con từ lúc còn đỏ hỏn bọc tã cho đến khi lớn lên biết hát hò nhảy múa. Chẳng hạn chỉ cần gõ từ khóa “bé Nhi” trong mục tìm kiếm của chia sẻ video sẽ cho ra hàng chục clip như: bé Nhi hát teen vọng cổ, bé Nhi hát búp bê barbie, nhảy hiphop; hay hàng chục clip của bé moon “đi hát karaoke phần 1, phần 2, phần 3″, moon nhảy theo chú gấu Mummy…
Có clip quay cậu bé 2 tuổi trong tư thế “trần truồng như nhộng” đứng giữa đường say sưa nhảy hiphop. Một bé khác thì ở tư thế “trồng cây chuối” chống đầu xuống đất dựng hai chân lên trời xoay xoay rồi té kềnh, giữa tiếng người lớn vỗ tay khen ngợi và chỉ đạo “đứng lên nhảy đi con, chu mông, chống tay, xoay đầu đi…”.
Bày tỏ quan điểm về trào lưu phụ huynh khoe con trên mạng rộ lên hiện nay, thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, trung tâm tư vấn Nhịp cầu hạnh phúc (TP HCM) cho rằng đó là một nhu cầu chính đáng. “Bởi ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, con người thuận lợi hơn trong việc cất giữ những ‘khoảnh khắc đẹp’ của gia đình, có thể là trong máy tính hay tải lên mạng”, ông Thịnh nói.
Tuy nhiên theo ông việc làm trên chỉ nên được cổ vũ khi mà nội dung của các hình ảnh hoặc videomang tính tích cực với những khoảnh khắc đáng yêu ngộ nghĩnh của trẻ con hoặc gia đình. Còn với những trường hợp tung clip phản cảm, vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp với chuẩn mực đạo đức như: clip bé 3 tuổi lái xe (ở Quảng Trị), mẹ dạy con chửi chồng, bé hút thuốc… thì cần phải lên án.

“Một số người có suy nghĩ ngây ngô thấy con em mình có chút vượt trội hơn những trẻ khác thì nghĩ rằng nó là thần đồng rồi uốn nắn con mình làm những việc vượt quá khả năng, thậm chí là kỳ cục. Những hành động đó dần dần sẽ làm cho con em mình có những suy nghĩ lệch lạc”, ông Thịnh bày tỏ.Xét “nguồn cơn” của trào lưu tung hình ảnh lên mạng, ông Thịnh cho rằng nó xuất phát từ một bộ phận người nổi tiếng như ngôi sao ca nhạc, diễn viên, cầu thủ bóng đá… thích khoe đời tư của mình. Sau đó nhiều “thường dân” đã học đòi cũng đưa con mình lên mạng với mong muốn con được nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
Cũng cùng quan điểm này, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng, từ khi còn rất nhỏ trẻ đã biết để ý, học hỏi những việc người lớn làm, những lời người lớn nói.
“Ý thức các em ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn thiện, chưa phân biệt hết đúng, sai, tốt, xấu nên hồn nhiên bắt chước những gì người lớn dạy dỗ. Trẻ con chỉ biết phân biệt khi mà cha mẹ chỉ điều này tốt, điều kia xấu. Nên nếu người lớn cứ cổ vũ cho những hành động sai trái, dạy trẻ chửi chồng, đua xe, hút thuốc thì khi lớn lên các em sẽ hiểu đó là việc làm tốt và khi đó chúng sẽ bị lệch lạc về giá trị sống”, bà Minh khuyến cáo.
Xét góc độ khác, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương cho rằng, ngày nay nhiều phụ huynh vì muốn cho con thể hiện tài năng sớm nên tập cho trẻ hát nhạc người lớn rồi đăng lên mạng để tìm cơ hội nổi tiếng.
Một bé gái ăn mặc hở hang thể hiện ca khúc yêu đương “quằn quại” trên mạng. Ảnh chụp màn hình
Ví dụ trên YouTube có clip “bé 3 tuổi hát như ca sĩ”. Cậu bé đầu đeo khăn, mặc đồ người lớn rướn cổ cao giọng: “Hỡi cô bé thơ ngây ngày ấy… Em đang nghĩ gì, đang nghĩ gì, đang nghĩ gì. Anh van em, van em nói ra đi”, trông điệu bộ thật khổ sở. Nick name gaubongxinhdep82 (chủ nhân của đoạn clip trên) khoe: “Đây là em bé 2 tuổi con của một người bạn. Bé hát và biểu lộ cảm xúc rất chuẩn, các bạn cùng xem nha!”.
Vì thế nhạc sĩ Phạm Đăng Khương khuyến cáo rằng, mỗi bài hát được viết ra thường dành cho một nhóm đối tượng tuổi tác cụ thể và theo đó sẽ có những nguyên tắc sáng tác riêng. “Để hát được nhạc dành cho người lớn, đòi hỏi người hát phải có đủ sức khỏe và chất giọng trưởng thành. Việc cho trẻ em hát thể loại nhạc này nhiều sẽ làm hỏng giọng hát của các em”.
Ông cũng nhìn nhận, một đứa trẻ hát toàn những ca khúc người lớn với những ngôn từ như ‘anh yêu em’, ‘anh không thể sống thiếu em’ hay ‘em trao anh nụ hôn ngây ngất’… mà nhiều phụ huynh tung lên mạng thường gây phản cảm cho người nghe.

Hơn một nửa số trẻ bị tiêu chảy cấp tại Việt Nam là do rotavirus, nghiên cứu mới nhất của Viện Pasteur cho biết. Với loại tiêu chảy này, không thể điều trị bằng kháng sinh mà chỉ điều trị bù nước.



Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, cho hay, trung bình cứ hai trẻ mắc bệnh tiêu chảy thì có một bé do virus gây nên. Độ tuổi dễ bị tấn công nhất là từ 6 đến 24 tháng tuổi.
Còn theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, có 20 tác nhân gây tiêu chảy cấp. Bệnh chia làm hai nhóm, nhóm đi tiêu có đờm máu còn gọi là kiết lỵ (chiếm 20%) và nhóm không có đờm máu. Với nhóm không có đờm máu, một nửa số bệnh nhân nặng là do rotavirus gây nên.
Bệnh tiêu chảy cấp chỉ có chu kỳ trong 14 ngày rồi tự khỏi, tuy nhiên loại tiêu chảy do rotavirus không thể điều trị bằng kháng sinh mà chỉ điều trị bù nước. Chính vì vậy trong thời gian này nếu chăm sóc không đúng cách, bệnh có thể nặng hơn do mất nước và suy dinh dưỡng.
Khẳng định tầm quan trọng của việc tiêm văcxin phòng tiêu chảy cấp do rotavirus gây nên, tuy nhiên theo bác sĩ Phúc, trẻ vẫn có thể bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Chính vì thế để bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh, phụ huynh cần trang bị thêm kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, trẻ dưới một tuổi không nên cho dùng thức ăn hâm đi hâm lại…
Ông Phúc cũng khuyến cáo, khi thấy trẻ tiêu chảy không có đờm máu, phụ hunh không nên tự mua thuốc cầm đi tiêu cho trẻ uống vì có thể gây những biến chứng bất lợi. Việc cần làm là bù nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước (trừ nước ngọt) và cho ăn uống đủ chất để chống suy kiệt.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Dùng hết 3 lọ siro trị ho, đổi 3 lần kháng sinh mà con sáng nào cũng làm một tràng sặc sụa, chị Trà (Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) sốt ruột đành bế con đi khám. Bác sĩ cho biết, bé nhà chị ho do dị ứng thời tiết.

Cũng như chị Trà, từ khi trời miền Bắc bắt đầu chuyển thu, nhiều bà mẹ lo lắng khi thấy con ho lâu khỏi.
Bác sĩ Vũ Thị Việt, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, từ khi thời tiết chuyển mùa đến nay, phòng khám hô hấp đông bệnh nhân hơn, bác sĩ phải làm việc hết công suất từ đầu đến cuối buổi. Câu bà thường xuyên được nghe nhất là “bác ơi, cháu ho quá nửa tháng rồi mà vẫn chưa khỏi”, nhưng khi xét nghiệm thì trẻ không mắc bệnh gì, trẻ cũng không sốt hay có biểu hiện viêm nhiễm gì.
Bác sĩ Việt cho biết, thời gian chuyển mùa, thường là từ cuối tháng 7 đến nay, thời tiết thất thường, thay đổi liên tục từ nóng sang lạnh rồi từ lạnh sang nóng, trong vài ngày, thậm chí từ sáng đến chiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Những bé dưới 3 tuổi, hệ hô hấp còn yếu ớt, sức đề kháng cũng kém là đối tượng dễ phản ứng với điều kiện thời tiết thất thường nhất và có thể biểu hiện bằng ho.

Trẻ được khám hô hấp tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bác sĩ cho biết, trẻ bị ho dị ứng thường ho thành cơn, nhất là lúc trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy, hay lúc chuyển tư thế, đang từ nằm sang ngồi hay ngược lại (do thay đổi áp lực trong cơ thể). Khác với ho do viêm nhiễm thường là trẻ hay sốt, có thể có đờm đục, đờm xanh, trẻ ho do kích ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đờm nhưng là đờm trong, không sốt, khi xét nghiệm thì bạch cầu không tăng.
Bác sĩ Việt cho biết, những trường hợp ho do dị ứng thời tiết, cần được điều trị bằng thuốc dị ứng (các loại kháng histamin), thuốc giảm tiết chảy nước mũi, thuốc giảm mẫn cảm kết hợp siro làm dịu ho.
Ngoài ra, vì trẻ thường nhiều đờm, nên cần làm cho các bé sổ được đờm ra, có thể bằng siro ho long đờm hay bằng vỗ rung.
Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, trẻ có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những trẻ không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng….
Bác sĩ cho biết, nhiều trẻ ho dị ứng rất lâu khỏi và có thể bị bội nhiễm, do các bà mẹ dùng thuốc cho con không đúng, lạm dụng siro ho… Bà đơn cử, có những trường hợp, lẽ ra cần cho trẻ dùng thuốc ho long đờm, thì lại sử dụng loại thuốc ho làm đờm quánh lại, tuy ho có giảm đi nhưng lại khiến trẻ mệt, khó thở, và bệnh viện từng phải cấp cứu nhiều trường hợp như vậy.
Bác sĩ Việt cho biết, tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, trẻ ho dị ứng rất có thể bị bội nhiễm, dẫn đến các viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…
Vì thế, bà cho rằng, để phòng bệnh cho con, bố mẹ cần chăm sóc vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên, cho trẻ xúc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn uống đủ chất. Khi bé bị ho mà không kèm các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, có thể cho trẻ uống thuốc ho long đờm, và cần chú ý xem liệu có phải do trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó không để loại hẳn khỏi thực đơn của bé trong thời gian đó.
Nếu sau 3 ngày trẻ vẫn không đỡ ho, phụ huynh cần cho con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và cho thuốc phù hợp, không nên tự ý điều trị và thay thuốc cho con.
Con trai 16 tuổi, đã qua cái tuổi dậy thì thế nhưng Hải (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn nói giọng cao the thé như con gái, khiến cậu cảm thấy tự ti, mặc cảm. Đi khám, bác sĩ cho biết cậu bị rối loạn vỡ giọng tuổi dậy thì
Bác sĩ Phạm Thanh Ngọc, khoa Thanh học, Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương cho biết, rối loạn vỡ giọng tuổi dậy thì hay vỡ giọng kéo dài là một bệnh khá phổ biến. Theo thống kê, cứ 5 em trai trong giai đoạn dậy thì có 1 em cần được tư vấn, chăm sóc y tế để phòng bệnh, đảm bảo quá trình diễn ra tự nhiên. Và cứ 50 em trai thì có 1 em cần nhâp viện để chỉnh lại giọng.

Vỡ giọng là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra ở cả em trai và gái ở tuổi dậy thì. Đây là khoảng thời gian để chuyển từ giọng trẻ con sang giọng người lớn. Ở nữ, quá trình này diễn ra rất chậm, từ từ, nên ít người nhận ra, và ít trục trặc. Dây thanh quản chỉ dài thêm 4 mm.

Tuy nhiên ở các cậu bé, thanh quản phát triển nhanh và rầm rộ, tạo sự đổi giọng đột ngột, khác biệt ai cũng dễ nhận ra. Dây thanh quản phát triển theo trục thẳng đứng và bề ngang, nhô ra phía trước tạo thành “quả táo Adam”. Dây thanh dài thêm 10 mm, dày lên theo bề ngang làm cho giọng trầm xuống, ồm ồm.
Sự thay đổi về giọng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn từ 3 đến 6 tháng, nếu kéo dài hơn sẽ chuyển thành bệnh lý, gọi là bệnh vỡ giọng kéo dài, nói giọng con gái.
Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, tâm trạng của trẻ. Những bạn nam bị bệnh này thường cảm thấy mặc cảm, hay bị bạn bè trêu trọc.
Cũng theo bác sĩ Ngọc, nguyên nhân có thể do yếu tố tâm lý, những rối loạn cá tính, chẳng hạn trước đó bạn nam đã tỏ ra rụt rè kiểu con gái, dáng đi ẻo lả. Đặc biệt những yếu tố stress trong gia đình và cộng đồng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trẻ mắc bệnh này thường là ở những gia đình thiếu bố (mẹ độc thân nuôi con) hay bố thường xuyên đi công tác xa.
Ngoài ra dây thanh quản nhỏ, mảnh mai, quá ngắn hoặc thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nam cũng có thể gây ra hiện tượng này. Các em trai từng bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng dễ gặp phải những rối loạn về giọng ở tuổi dậy thì hơn.
Bà Ngọc cho biết bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được bằng cách luyện tập các bài phát âm đặc biệt, tập phát từng âm có sắc trầm của nam giới. Có thể đứng trước gương, đưa tay ấn vào vùng sụn giáp (yết hầu) để đưa dây thanh quản về một vị trí thích hợp có thể phát ra được âm trầm. Những bệnh nhân này phải hết sức kiên trì, thực hiện nghiêm ngặt chế độ phát âm và cũng cần được sự quan tâm, chia sẻ của những người xung quanh.
Tuy nhiên, với những em trai bị rối loạn về hoóc mon sinh dục nam thì rất khó khắc phục. Nội tiết tố tiết ra không đủ, thanh quản không phát triển thêm vì thế giọng vẫn giống trẻ con, cao, the thé. Ngoài việc tập các bài phát âm, các em này còn áp dụng thêm phương pháp hoóc mon trị liệu, nhưng khả năng hồi phục giọng không cao, lại lâu.
Bệnh vỡ giọng kéo dài càng chữa sớm càng dễ phục hồi, nếu kiên trì và tiếp thu nhanh thì chỉ 7-10 ngày là khỏi. Nếu để quá tuổi (có người hơn 20 thậm chí 28 tuổi mới đi điều trị), khả năng hồi phục giọng rất khó. Vì thế, bác sĩ Ngọc cũng khuyến cáo khi đến tuổi dậy thì các bạn trai có thể đi khám, tham khảo tư vấn của bác sĩ để quá trình vỡ giọng diễn ra an toàn. Nếu thấy hết 6 tháng mà vẫn nói giọng nữ, nên đi chữa trị sớm.

Những trẻ chập chững biết đi sử dụng núm vú giả lâu ngày có nguy cơ chậm nói cao gấp 3 lần nhóm trẻ không dùng món đồ này. Trẻ mút ngón tay cũng có nguy cơ tương tự, một nghiên cứu vừa tiết lộ.


Mặc đầu công trình còn ở mức sơ bộ, song nhóm khoa học khẳng định ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các bậc cha mẹ nhét núm vú giả cho con thực chất đã “mua” hòa bình và sự yên tĩnh bằng cái giá là sự phát triển của con họ.
Nhóm khoa học Mỹ và Chile đã tìm hiểu tiền sử mút ngón tay, bú sữa mẹ và sử dụng núm vú giả ở 128 em bé tuổi từ 3 đến 5. Họ cũng sử dụng một bài test ngôn ngữ để kiểm tra xem khả năng nói của các em có bình thường ở lứa tuổi đó hay không.
Tiến sĩ Clarita Barbosa, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington, phát hiện những em mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả ít nhất 3 năm, thì có nguy cơ trục trặc ngôn ngữ cao gấp ba lần.
Nhưng những em được bú mẹ cho đến ít nhất 9 tháng tuổi – và nhờ đó mà không bú bình – thì có tỷ lệ chậm nói ít hơn hẳn.
“Nghiên cứu cho thấy việc mút tay hoặc ngậm núm vú giả kéo dài có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ”, tiến sĩ Barbosa nói. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng cần có thêm nghiên cứu quy mô lớn về vấn đề này.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết nhiệt độ hiện tại và trong những ngày tới tại các tỉnh phía Tây Bắc Bộ dao động trong ngưỡng 10-13 độ, có nơi dưới 10 độ.


Do khối không khí lạnh lệch đông nên phía Đông Bắc Bộ (các tỉnh đồng bằng, trung du, trong đó có cả Hà Nội) cũng giảm nhiệt mạnh, chỉ còn dao động trong ngưỡng 9-12 độ, có nơi giảm xuống dưới 8 độ. Riêng Hà Nội cũng đã trải qua những ngày nhiệt độ còn 8 độ và hiện cũng đang rất lạnh.
Bác sỹ Phạm Thị Phương Thảo (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội) cho biết đây là điều kiện thời tiết thuận lợi, tiềm ẩn nhiều loại bệnh phát sinh trên trẻ.
Thực tế đã ghi nhận sự gia tăng đột biến những bệnh nhi bị sốt virus, tiêu chảy, viêm họng, ho, … tại các khoa nhi và bệnh viện Nhi tại Hà Nội kể từ khi đợt rét đậm, rét hại này bắt đầu.
Thời tiết khắc nghiệt cũng đã khiến nhiều bà mẹ mệt mỏi khi phải đối phó với khả năng mắc bệnh của con, đặc biệt là những người mới làm mẹ lần đầu. Trên diễn đàn webtretho và lamchame, nhiều chị em thậm chí còn lập ra cả những topic (chủ đề) về bệnh của trẻ em trong mùa rét và chia sẻ cho nhau cách phòng chống sao cho hiệu quả.
Chị Khánh Vi có con trai 2 tuổi cho hay: Con chị từ khi trời trở rét đã bị sốt cao và ho sù sụ, đi khám cũng không ra bệnh (dù bác sỹ cho biết cháu bị viêm amidan). Thuốc kháng sinh và hạ sốt bác sỹ kê cũng không giúp cháu giảm nhiệt, đỡ ho.
Không biết phải xoay sở thế nào, chị Vi đã lên mạng dò hỏi và được nhiều người cùng cảnh ngộ chia sẻ những cách chữa trị đơn giản mà hiệu quả như súc miệng nước muối hàng ngày, đeo khẩu trang kín cho con trước khi ra khỏi nhà để tránh hít phải không khí ô nhiễm, đồng thời mang con đi xét nghiệm công thức máu để xem con có bị sốt virus hoặc bội nhiễm hay không.
Tại khoa nhi của Bệnh viện Xanh Pôn, bác sỹ Thảo cho biết những ngày qua số bệnh nhi đến khám tăng cao do mắc các triệu chứng tiêu cực liên quan đến đường hô hấp.
Có những cháu nhỏ dưới 2 tuổi chuyển bệnh rất đột ngột và diễn biến bệnh xấu đi nhanh chóng. Nhiều cháu bị ho nặng. Rất nhiều gia đình không biết cách xử lý đã để trẻ uống kháng sinh mạnh mà quên mất rằng trẻ bị ho do bị lạnh, nhiễm khuẩn hô hấp, cổ họng không được giữ ấm.
Rất nhiều bà mẹ vì quá lo lắng và cẩn thận nên đã bộc lộ sự thiếu hiểu biết khi chăm sóc con vào mùa lạnh. Đó là việc tắm cho con trong điều kiện gió có thể luồn lách vào nhà, không có thiết bị sưởi ấm khiến con sốc nhiệt
Đặc biệt, nhiều gia đình để trẻ mặc quá ấm khi đi ngủ khiến trẻ đầm đìa mồ hôi rồi nhiễm lạnh ngược, gây sốt cao.
Cần biết cách chăm sóc trẻ đúng cách
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như trên cần biết cách chăm sóc trẻ để đảm bảo trẻ được ăn uống đủ chất, đủ sức đề kháng để có thể chống chọi với bệnh tật.
Theo bà Lâm, trẻ uống nhiều kháng sinh là điều không tốt, vì các cơ quan của trẻ như gan, thận còn non yếu khi phải làm việc để thải các chất chuyển hóa của thuốc ra ngoài.
Vì thế, cha mẹ nên chăm con bằng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân đối tốt hơn. Mỗi ngày nên bổ sung thêm trái cây và siro vitamin C vì Vitamin C giúp bé tăng đề kháng cho bé.
Ngoài ra, đối với các bé sơ sinh, khi chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên thường xảy ra tình trạng quá nóng hay quá lạnh. Cần mặc ấm phù hợp cho trẻ và tránh đưa trẻ ra gió nhiều hay ngoài trời đang rét đậm, không nên giữ ấm quá mức cần thiết, sẽ gây trẻ bị nóng và rịn mồ hôi.
Một điều khá quan trọng trong những ngày rét là cần tắm cho trẻ đúng cách. Cần tắm trong phòng kín gió, bật máy sưởi lên cho ấm phòng trước khi cho bé tắm. Hoặc mở vòi nước nóng để hơi nóng lan tỏa khắp phòng rồi hãy tắm cho bé. Cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh.
“Khi trời lạnh và trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như tiêu chảy, không ăn uống được, quấy khóc triền miên, bỏ bú, thở nhanh, sốt cao không dứt cơn, … thì cần theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ đến viện để được chăm sóc y tế kịp thời”, bác sỹ Thảo khuyến cáo.
Design by Hao Tran -