Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị hăm tã. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị hăm tã. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả bệnh hăm tã ở trẻ em - Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da gây khó chịu, ngứa ngáy và gây đau đớn cho trẻ nhỏ. Khi bị hăm tả trẻ thường bị đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.


Nguyên nhân gây hăm tã
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần "lưu trú" lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.


Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.

Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.

Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.

ham-ta-o-tre-nho-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2

Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.
Phòng tránh hăm tã ở trẻ
- Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là cho mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả là ban đêm.

-  Hãy vệ sinh, rửa sạch  kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ!

- Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót. Bằng cách này, cha mẹ có thể giúp bảo vệ da bé tránh bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Trên thị trường có một số loại thuốc mỡ dùng ngoài da như oxit kẽm trắng... tạo thành một lớp dày bên ngoài da của trẻ sẽ rất tốt trong việc bảo vệ làn da mỏng và nhạy cảm cho trẻ.

- Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng lẻo, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn. Nếu em bé của bạn mặc tã vải, không nên sử dụng thêm quần nilon hoặc miếng lót nilon gây bí hơi cho phần được quấn tã của trẻ.

- Khi thời tiết ấm áp, bạn có thể để bé chơi ở trong căn phòng thoáng mát và cùng với việc vệ sinh sạch sẽ, hãy tạm thời không đóng tã (bỉm) và ngừng bôi thuốc mỡ càng lâu càng tốt bởi khi tiếp xúc với không khí thoáng mát và sạch sẽ, tốc độ chữa hăm tã cho trẻ sẽ nhanh hơn rất nhiều.

- Các mẹ cũng hãy xem xét đến việc cho trẻ ngủ mà không dùng tã (bỉm), chỉ cần lót bên dưới mông trẻ một tấm vải chống thấm, bảo vệ cho chiếc đệm là được. Như vậy phần bên dưới của trẻ sẽ luôn được thông thoáng và việc chăm tã sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

TT

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến ở trẻ nhỏ khiến cho trẻ khó chịu và hay quấy khóc.

Design by Hao Tran -