Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế độ dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế độ dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Trẻ bị tiêu chảy: Cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ăn nhiều canh, súp, nước cháo… là cách bổ sung dinh dưỡng trẻ em bị tiêu chảy.

Dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng trẻ em bị tiêu chảy:
- Khi bé đã bị tiêu chảy thì nên tránh làm tăng nhu động ruột bằng cách giảm ăn rau. Không cần phải kiêng dầu ăn trong thức ăn của trẻ.
- Không kiêng uống sữa: có thể chia nhỏ cữ sữa của bé thành nhiều lần, có thể thay sữa bằng yaourt, nếu bé tiêu chảy do dị ứng với đường lactose thì nên đổi sữa cho bé qua các lọai sữa đặc biệt không chứa lactose.


- Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
- Thức ăn cho trẻ ốm cần chế biến loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.
- Bổ sung nhiều nước cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị tiêu chảy.
- Canh, súp, nước cháo… chỉ để bù nước, không nên coi các loại đó là thức ăn vì chúng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng trẻ em cần thiết.
- Cần tránh cho ăn các thức ăn chứa nhiều nhiều đường, đồ uống có ga vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn chứa nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng và khó tiêu hóa như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu… Cần theo dõi trẻ cẩn thận như số lần đi ngoài để sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm khác và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
- Khi trẻ ốm phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ để trẻ ăn được nhiều.
Ngoài những lưu ý chung như trên, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn và giai đoạn ăn dặm bổ sung.
Nên cho bé ăn bù sau khi khỏi bệnh 2 tuần: tăng bữa ăn hay tăng béo trong bữa ăn của bé để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
TT

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Những món ăn dặm cực tốt cho sức khỏe của bạn - Trẻ trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi mà mẹ không đủ sữa cho con bú. Cách tốt nhất để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này là món ăn dặm.

Một số món ăn dặm tốt cho bé
Trong giai đoạn trẻ từ 4- 6 tháng tuổi, sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng nhất đối với trẻ. Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu sữa mẹ đầy đủ và chất lượng tốt thì các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tức là chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bước sang tháng thứ 7. Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn ăn cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi như sau:
1. Nước dưa hấu
Nguyên liệu:
Ruột dưa hấu 100g
Đường trắng 10g
Cách làm:
Cho ruột dưa hấu vào bát, dùng thìa dầm nát, lọc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng vào, khuấy đều là được.

2.Nước cam (quýt) tươi
Nguyên liệu:
Cam (quýt) tươi
Đường trắng, nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều.
3.Nước cà chua
Nguyên liệu:
Cà chua tươi
Đường trắng và nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được.
4.Nước rau dền
Nguyên liệu:
Rau dền 100g
Muối tinh một ít
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau dền, thái vụn.
Đặt nồi lên bếp, đun nước sôi, cho rau dền vào, thêm chút muối tinh, đun khoảng 5- 6 phút, bớt lửa om tiếp 10 phút, lọc bỏ xác rau và nước cặn là được.
5. Nước rau muống
Nguyên liệu:
Lá rau muống tươi non 100g
Muối tinh một ít.
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau muống, thái vụn.
Cho nước vào đun sôi, cho rau muống vào, thêm muối tinh đun 5 – 6 phút, tắt lửa, ninh thêm 10 phút, đổ nước ra là có thể uống.
6. Bột rau củ
Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.
7.Khoai tây, cà chua
mot-so-mon-an-dam-tot-cho-be-1
Nguyên liệu:
Khoai tây 100g
Cà chua 1 quả
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.
Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.
Những chú ý khi cho bé ăn dặm
Không cho trẻ ăn quá sớm
Nhiều bà mẹ vì muốn con mau lớn nên đã ép trẻ ăn dặm sớm khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Trẻ sẽ mắc chứng khó tiêu và dần dần sẽ sợ ăn, biếng ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này rất non yếu, chưa phát triển hoàn thiện, các enzyme tiêu hóa chưa được hình thành. Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá nhiều thì sẽ làm tăng gánh nặng của chức năng tiêu hóa. Những thức ăn này không được tiêu hóa sẽ bị lên men gây đầy hơi, táo bón, chán ăn và trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy.
Không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn
Cho con ăn dặm quá muộn cũng là một sai lầm. Có những trường hợp cha mẹ đợi đến khi trẻ được 8 đến 9 tháng mới cho con ăn dặm mà không biết rằng, trẻ đang lớn và cần tăng nhu cầu về dinh dưỡng, nặng lượng. Sữa lúc này không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất mà cơ thể cần.
Nếu lúc này không có thức ăn bổ sung, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu sức đề kháng và mắc nhiều loại bệnh như thiếu máu, còi xương. Hơn nữa, khi uống sữa quá lâu, trẻ sẽ không chịu cai sữa và mẹ lại bỏ qua mất thời điểm khiến bé có thể thử các loại thức ăn mới.
Cho con ăn dặm thừa chất
Mặc dù lúc này nhu cầu về chất trong cơ thể trẻ đã tăng lên, tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, bởi vậy việc gia tăng số lượng đồ ăn dặm một cách thái quá có thể khiến trẻ mắc chứng khó tiêu hoặc béo phì.
Vì vậy, khi cho con ăn dặm, các mẹ chỉ nên cho con ăn vừa đủ và nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Việc bổ sung chất nên theo nguyên tắc từ nhỏ đến lớn, từ mềm đến cứng, từ lỏng đến đặc…và tăng dần theo thời gian.
TT

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Trẻ suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn như thế nào? - Trẻ suy dinh dưỡng thiếu nhiều vitamin, khóang chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy cha mẹ cần bổ sung những dưỡng chất này trong chế độ ăn của trẻ.

Triệu chứng bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
- Trẻ chậm tăng cân, đứng cân hoặc sút cân, gầy ốm, xanh xao, da nhăn nheo, hoặc sơ sinh nhỏ cân.
- Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bụng to dần (bụng cóc).
- Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn), ít vui chơi, kém linh hoạt, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.
che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong-1
Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ
- Bà mẹ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, phương pháp nuôi dưỡng gây suy dinh dưỡng trẻ em.
- Do chế độ dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng.
- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng của bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
-  Bà mẹ bị bệnh, hoặc bị thiếu dinh dưỡng trong lúc mang thai.
- Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa cần bổ sung các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong-2
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
 - Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm men tiêu hóa trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn.
- Với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III): Cho ăn nhiều bữa trong ngày; Tăng dần calo; Dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của bác sĩ.
Thực đơn tham khảo cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà
Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ từ 6 - 12 tháng: Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 - 4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên.
Trẻ 13 - 24 tháng: 6h: 150 - 200ml sữa cao năng lượng; 9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm); Gạo tẻ: 30g; Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả); Dầu: 10ml (2 thìa cà phê); Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê); 12h: Sữa: 200ml; 14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng;17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu.
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 - 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.
Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
TT

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng việc điều trị phải toàn diên, cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh những rối loạn kịp thời để nhanh chóng phục hồi sức khỏe trẻ em.

1. Điều trị suy dinh dưỡng bào thai

Design by Hao Tran -