Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh chân tay miệng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh chân tay miệng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như sốt, yếu chi, co giật, hôn mê…



Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).[1] Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân - Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ:
Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt
Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.
Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
benh-chan-tay-mieng-o-tre-bieu-hien-va-cach-phong-tranh-2
Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.
Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).
Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).
Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng:
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường…
Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.
TT

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bệnh chân tay miệng  là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất.

Cẩn trọng với bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường không quá khó để phát hiện và điều trị. Vì vậy, một số điều sau bạn nên biết để có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện nguồn bệnh xảy ra ở trẻ.

Rửa tay bằng xà phòng
Biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lay của vi khuẩn dẫn đến bệnh chân tay miệng ở trẻ là rửa tay bằng xà phòng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rửa tay cho trẻ đúng cách. Vì vậy, các mẹ nên lưu ý trình tự rửa tay cho trẻ như sau:
-          Đầu tiên làm ướt bàn tay, rồi lấy bánh xà phòng chà lên lòng và mu hai bàn tay. Sau đó, xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.

Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh chân tay miệng
-          Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà xát nhẹ nhàng cả bàn tay và từng kẽ ngón tay. Làm liên tục trong khoảng 2 phút với cả hai bàn tay.
-          Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
-          Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước và dùng khăn sạch thấm khô hoặc hơ tay dưới máy sấy khô tay.
Bạn nên cho trẻ rửa tay mỗi ngày 2 lần là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Hoặc một số trường hợp ho hoặc hắt hơi vào tay, sau khi vui chơi hoặc tiếp xúc ở những nơi công cộng,… bạn cũng nên yêu cầu con hoặc trực tiếp rửa tay bằng xà phòng cho con để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh chân tay miệng.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ 2
Rửa tay bằng xà phòng trước khi đi vệ sinh và sau khi ăn giúp phòng tránh bệnh chân tay miệng
Phát hiện sớm
Để phát hiện sớm bệnh chân tay miệng ở trẻ, bạn có thể chú ý đến các triệu chứng khác thường ở trẻ như xuất hiện mụn nước ở tay, chân, miệng hoặc mông, đồng thời trẻ hay quấy khóc, thậm chí bị sốt,…. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng có nhiều thể khác nhau và cũng có các dấu hiệu không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm bệnh chân tay miệng.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ 3
Nên chú ý các biểu hiện khác thường của trẻ để phát hiện sớm bệnh chân tay miệng
Không nên quá lo lắng
Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng, các cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, nếu phát hiện con có các biểu hiện của bệnh chân tay miệng thì việc đầu tiên bạn cần làm là cho con đi khám kịp thời để biết được tình trạng gây bệnh. Sau đó hãy làm theo chỉ dẫn của bác sỹ về cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ 4
Cho trẻ đi khám để xác định tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp
Đôi khi, các mẹ thường quá lo lắng vì con mình vẫn nổi rất nhiều mụn nước và vết loét trên cơ thể nhưng bác sĩ lại cho xuất viện và điều trị tại nhà. Song đó là do bệnh của con không có gì đáng lo ngại mà bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ cùng với việc bôi thuốc ngoài da để điều trị dứt điểm bệnh.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý chăm sóc và theo dõi thường xuyên các biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh có thể xảy ra. Từ đó có cách phòng chống và điều trị kịp thời, tránh để nguồn bệnh lây lan ra diện rộng.
N.A
Design by Hao Tran -