Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Nuôi dạy trẻ và những điều nên tránh - Dạy trẻ thơ là một điều vô cùng khó khăn, một câu nói hay hành động vô tình của bạn có thể khiến trẻ bị tổn thương cả đời. Dạy con sai lầm có thể làm trẻ trự ti và có thái độ chống đối lại cha mẹ. Các bậc cha mẹ hãy tuyệt đối nên tránh các sai lầm sau khi dạy con.

1. Không giữ được bình tĩnh


Trẻ có thái độ chống đối nếu bạn quát mắng nhiều
Trẻ có thể hiếu động, nghịch ngơm và mải chơi khiến bạn tức điên, nhưng tuyệt đối không bao giờ nên dạy con lúc bạn đang cáu giận. Quát mắng, chửi thề, mất tự chủ khi nuôi dạy trẻ sẽ khuyến khích những hành vi không tốt của trẻ trong quan hệ với bạn bè, gia đình như: La hét, cáu giận, bạo lực.
2Dùng đòn roi với trẻ
Những sai lầm nên tránh khi nuôi dạy trẻ 2
Tuyệt đối không nên dùng đòn roi với trẻ
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng; nếu bạn dùng đòn roi với trẻ nhiều, trẻ sẽ hình thành tư tưởng mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng vũ lực.
3Nguyên tắc
Hãy đặt ra nguyên tắc khi nuôi dạy trẻ: tuyệt đối không nói bậy, chửi thề, cách ứng xử khi gặp người lớn….và cùng con tuân theo nguyên tắc này. Cùng một hành vi của con nhưng bạn lại thể hiện hai thái độ khác nhau với hai cách xử lý khác nhau khiến con cảm thấy khó hiểu và không “tâm phục khẩu phục”.
4. Cha mẹ không đồng nhất quan điểm
Những sai lầm nên tránh khi nuôi dạy trẻ 3
Cha mẹ phải thống nhất cách nuôi dạy con
Cha mẹ phải thống nhất cách nuôi dạy trẻ. Không được mẹ mắng thì cha bênh hoặc ngược lại, lúc này trẻ sẽ vin vào điểm tựa mà không biết vâng lời. Chính vì thế đừng bao giờ phê phán cách giáo dục của vợ/chồng trước mặt con hoặc trước mặt mọi người. Nếu có điểm nào chưa thống nhất hãy bàn bạc riêng với nhau.
5. Quy tội, thuyết giảng
Khi con làm sai, bạn đừng vội vàng quy kết và thuyết giảng trẻ. Trẻ cũng có chính kiến khi làm bất cứ một việc gì đó, vì vậy hãy lắng nghe ý kiến của con trước khi mắng mỏ hay buông lời nhận xét. Bạn nên nói chuyện với trẻ theo cách gần gũi, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được nói với trẻ các câu mang tính chất quy tội như: lúc nào con cũng làm mất đồ, lúc nào con cũng đánh bạn….
6. So sánh với người khác
Khi so sánh con mình với những trẻ khác bạn đã tạo áp lực cho con và còn làm cho trẻ mặc cảm, tự ti, ghen tị và có xu hướng phá vỡ mối quan hệ của con với người được so sánh. Đừng bao giờ kích con bằng những kiểu so sánh như: “sao con không học được như bạn A?”, “Sao chị con chơi piano giỏi thế mà con lại không bằng một nửa của chị?”…
N.T

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -